Một số loại nông sản của Đà Lạt đã được các nhà vườn đưa vào chậu kiểng nhằm bán cho khách ở các tỉnh thành lớn vừa chưng tết, vừa chế biến món ăn và có thể tháo ra khỏi chậu để trồng trên đất sau dịp tết.
Dưa pepino tại Đà Lạt được đưa vào chậu sứ - Ảnh: M.VINH |
Anh Nguyễn Định (P.7, Đà Lạt) cho biết khoảng 200 chậu dưa pepino có xuất xứ Nam Mỹ được anh rao bán thăm dò thị trường đã được khách hàng đặt quá nửa.
Ngoài dưa pepino, loại ớt Hà Lan (to gấp nhiều lần ớt thường, không cay và có thể được ăn như trái cây hoặc chế biến món ăn) cũng được anh Định đưa vào chậu kiểng. Đây là loại ớt không cay, giống ớt chuông Đà Lạt nhưng ít vị hăng, ngọt hơn khi dùng.
“Cũng giống như chậu quất hay tắc kiểng, nông sản thấy lên chậu đẹp, có khả năng trưng bày thì mình làm thử, ai dè được nhiều khách hàng quan tâm đặt mua” - anh Định nói.
Các loại rau thơm như ngò tây, hương thảo, lá tía tô Nhật cũng được nhiều công ty nông sản tại Đà Lạt rao bán từng chậu, vừa có thể chưng ở các bàn khách nhỏ vừa có thể chế biến để ăn.
Tương tự, chậu kiểng trồng dâu tây cũng được ưa chuộng. Không chỉ các nhà vườn, nhiều cửa hàng chuyên buôn bán cây kiểng cũng mua giống dâu tây trồng làm kiểng bán trong dịp tết.
Ông Nguyễn Hòa Bình, chủ cửa hàng hoa tại chợ Đà Lạt, cho biết do dâu có màu đỏ nên khách rất ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ ở TP.HCM đặt mua để tặng bạn bè.
“Tui ươm 1.000 chậu nhưng đặt hàng qua điện thoại hết 400 chậu rồi, sẽ giao sau 23 tháng chạp” - ông Bình hào hứng cho biết.
Theo Mai Vinh/Tuoitre.vn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.