Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 6 năm 2017 | 10:28

Nông sản vùng biên lại chết đứng!

Sau thịt heo thì đến lượt nhiều nông sản của người dân vùng biên giới An Giang lại rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu.

So với giá gần 10.000 đồng/kg cùng kỳ năm ngoái thì mùa sắn năm nay giá rớt thảm hại. "Hơn 10.000 m2 sắn sau khi chăm sóc gần 5 tháng nay phải tốn thêm tiền mua thuốc trừ cỏ để phá bỏ vì cho những nơi nấu cơm từ thiện nhưng người ta không thèm nhổ".

Đó là lời tâm sự của ông Thân Hoàng Huỳnh - ngụ xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Ông Huỳnh cho biết mình còn hơn 20.000 m2 sắn non chưa đến mùa thu hoạch, theo tình hình này chắc lại trắng tay. 

Ông Huỳnh rơm rớm nước mắt chia sẻ: "Mỗi 1.000 m2 sắn chi phí trên dưới 10 triệu đồng, chưa kể chi phí nhân công của cả gia đình đổ vào đó. Với giá chưa tới 1.000 đồng/kg thì không đủ chi phí thuê người thu hoạch chứ đừng nói đến tiền lời".

Nông sản vùng biên lại chết đứng! - Ảnh 1.

Nông sản vùng biên lại chết đứng! - Ảnh 2.

Thương lái thu mua củ sắn loại tốt nhất chỉ với giá 1.100 đồng/kg

Một thương lái ở An Phú cho biết củ sắn loại tốt nhất có giá 1.100 đồng/kg. Nhưng những rẫy sắn ở xa đường lớn, chi phí vận chuyển cao thì không thể đến thu mua được.

Nông sản vùng biên lại chết đứng! - Ảnh 3.

Những ruộng sắn không bán được, nhà nông còn phải tốn thêm tiền mua thuốc trừ cỏ để xịt bỏ

Cùng cảnh ngộ với củ sắn, trái ổi ở huyện biên giới An Phú cũng thảm hại không kém. 

Ông Trần Văn Đức có hơn 3.500 m2 canh tác ổi cho biết giá loại nông sản này hiện tại chỉ nằm ở mức 1.500-1.700 đồng/kg. Vườn ổi của ông sử dụng 4 lao động trong gia đình nhưng tiền thu hoạch không đủ chi phí bọc nilông để bao trái.

"Tôi bỏ lúa lên vườn trồng ổi vì cây lúa không có ăn, nay lên vườn cũng chết, thiệt hết đường làm ăn" - ông Đức ngậm ngùi nói.

Nông sản vùng biên lại chết đứng! - Ảnh 4.

Nông sản vùng biên lại chết đứng! - Ảnh 5.

Ổi cũng đang rớt giá thê thảm, còn 1.500-1.700 đồng/kg

Ông Trần Văn Trận ở xã Long Bình, huyện An Phú có 5.000 m2 đất canh tác ớt cho biết giá ớt rớt xuống còn 5.000-8.000 đồng/kg, tùy theo loại tốt xấu. Cùng kỳ năm trước, giá ớt ở mức 80.000-90.000 đồng/kg.

Nông sản vùng biên lại chết đứng! - Ảnh 6.

Ớt rớt giá thấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm trước

Một cán bộ ngành nông nghiệp của huyện An Phú cho rằng hàng loạt nông sản trên địa bàn huyện đang rớt giá mạnh là do người dân trồng quá nhiều, trong khi nhu cầu của thị trường thì không tăng.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top