Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 10 tháng 3 năm 2020 | 9:27

Nuôi gà rừng lai mang lại nguồn thu 15 triệu đồng/tháng

Năm 2015, anh Hoàng Văn Vũ ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp – Đắk Nông) đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi gà rừng lai. Với sự mạnh dạn đó, mô hình trên không ngừng phát triển, mang lại nguồn thu khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Từ 10 cặp gà rừng giống ban đầu, sau 5 năm phát triển, trang trại của gia đình anh Vũ luôn duy trì quy mô nuôi khoảng 200 cặp gà bố mẹ. Anh Vũ cho biết, yếu tố quyết định thành công khi nuôi gà rừng lai là phải tuyển chọn được đàn gà bố mẹ có nhiều ưu điểm nổi trội để lai tạo cho thế hệ sau. Quá trình nuôi cần vệ sinh chuồng trại hợp lý, định kỳ tiêm phòng vắc xin mới tránh được rủi ro.

Để cung cấp con giống cho thị trường, ngay từ đầu, anh Vũ đã đầu tư hệ thống máy ấp trứng công nghiệp, nhờ đó tỷ lệ nở đạt 80% trở lên. Giai đoạn đầu, thức ăn của gà con là cám công nghiệp, khi đến giai đoạn sinh sản chuyển sang bắp, lúa,… gà rừng con sau 6 tháng nuôi sẽ đạt trọng lượng khoảng 1-1,2kg/con và bước vào thời kỳ sinh sản.

 

Lựa chọn con giống tốt, phòng bệnh hiệu quả, giúp anh Vũ có thu nhập bền vững từ mô hình nuôi gà rừng lại.
Lựa chọn con giống tốt, phòng bệnh hiệu quả, giúp anh Vũ có thu nhập bền vững từ mô hình nuôi gà rừng lai.

 

Theo anh Vũ, khi gà rừng còn nhỏ có thể nuôi chung nhiều đàn trong một chuồng nhưng đến giai đoạn sinh sản cần bố trí theo tỷ lệ 1 trống xen 3-5 mái mới đảm bảo yêu cầu. Việc làm chuồng để nuôi gà rừng cũng không cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải chia nhỏ thành nhiều ô để tách đàn khi cần thiết.

Trải qua 5 năm gắn bó, anh Vũ đã bán ra thị trường hàng nghìn con gà giống, gà bố mẹ và gà thương phẩm. Về giá cả, gà 1 tháng tuổi 100.000đ/con; gà chuẩn bị sinh sản 300-400.000đ/con. Riêng gà rừng có bộ lông đẹp, giọng gáy tốt sẽ được bán theo giá gà cảnh lên tới vài triệu đồng/con. Vì vậy, gắn bó với mô hình này không chỉ là thú vui mà con mang giá trị kinh tế cho người nông dân này. Trừ chi phí, mô hình này mang lại cho anh Vũ khoảng khoảng 15 triệu đồng/tháng.

 

Với ưu điểm thịt thơm ngon, mô hình của anh Vũ dễ dàng tìm được đầu ra.
Với ưu điểm thịt thơm ngon, mô hình của anh Vũ dễ dàng tìm được đầu ra.

“Thị trường tiêu thụ gà rừng lai hiện rất lớn, cung không đủ cầu. Do quy mô nuôi còn nhỏ, nên tôi đang tập trung cung cấp cho các nhà hàng trong tỉnh và một số địa phương lân cận. Cũng có nhiều đơn vị đặt vấn đề ký hợp đồng mua với số lượng lớn, nhưng tôi chưa nhận lời vì số lượng không đủ để cung cấp”- anh Hoàng Văn Vũ cho biết thêm.

 

 

Đông Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top