Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2018 | 15:34

Ớt A Riêu – sản phẩm hữu cơ của đồng bào Cơ Tu Đông Giang

Ớt A Riêu có độ cay và hương vị thơm ngon rất đặc trưng, khác với các giống ớt trồng ở đồng bằng, là sản phẩm hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, là đặc sản nối tiếng của huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam.

Ớt A Riêu ở vùng Đông Giang (Quảng Nam) có nguồn gốc từ con chim chào mào, A Riêu theo tiếng người Cơ Tu nghĩa là con chim chào mào. Khi theo dõi và tìm hiểu thì thấy những con chim chào mào ăn những trái ớt ở rừng, sau đó thải phân ra kèm hạt và mọc lên cây ớt này.
 
Cây ớt A Riêu mọc hoang tự nhiên trên rừng
Cây ớt A Riêu mọc hoang tự nhiên trên rừng

 

Ớt A Riêu có hình dáng, độ cay và hương vị thơm ngon rất đặc trưng, khác với các giống ớt trồng ở đồng bằng. Chính vì thế ớt A Riêu là sản phẩm hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, là đặc sản nối tiếng của huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam.
 
Vào những ngày cuối tháng tám, tháng chín, người đồng bào Cơ Tu ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang lại bắt đầu bận rộn để thu hái ớt A Riêu mọc hoang tự nhiên trên rừng và nương rẫy.
 

 

Sản phẩm Ớt A Riêu
Sản phẩm Ớt A Riêu

 

Theo ông Trần Quốc Trí, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Mà Cooih, ớt A Riêu thường xuyên ra trái, khoảng 20 ngày thu hoạch một lần, hầu như quanh năm, tuy nhiên năng suất rất thấp khoảng 0,1kg/cây/năm.
 
Tuy nhiên, do mọc hoang và rải rác nên việc số lượng ớt mà người Cơ Tu thu hái được không nhiều. Do là sản phẩm hữu cơ tự nhiên, được người dân ưa chuộng, nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Cũng theo ông Trần Quốc Trí, HTX thu mua với giá khoảng 150 đến 200 nghìn đồng/kg. Vào thời cao điểm, giá thu mua có thể lên đến 250 nghìn/kg. Đây là một nguồn thu nhập tốt và ổn định cho người đồng bào Cơ Tu ở địa phương. Người đồng bào ở đây ví von, ớt A Riêu chính là vàng xanh mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ. Hiện nay do nhu cầu ngày lớn, nên HTX đã nghiên cứu để nhân giống ớt A Riêu, để phục vụ người dân canh tác theo hướng hữu cơ trên đất nương rẫy.
 
TS. Nguyễn Văn Đức, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Chủ nhiệm dự án cho rằng: Cần phải có một nghiên cứu bài bản và hệ thống để bảo tổn và phát triển ớt A Riêu theo hướng hàng hóa, nhằm cải thiện thu nhập cho người đồng bào Cơ Tu.
 
Các sản phẩm ớt  A Riêu trên thị trường
Các sản phẩm ớt A Riêu trên thị trường

 

Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, củng như các tỉnh thành lân cận như Đà Nẵng, Huế... Một số các sản phẩm được chế biến từ ớt A Riêu đã được nghiên cứu của nhóm TS Nguyễn Văn Đức đưa ra thị trường như ớt muối A Riêu, măng ớt A Riếu, tương ớt A Riêu...
 
 
 
 
Dương Văn Hậu
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top