Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 5 năm 2016 | 11:8

Phát huy tinh thần Điện Biên, không cam chịu đói nghèo

Đi lên từ đổ nát sau chiến tranh, với bao khó khăn chồng chất, suốt 62 năm qua (1954-2016), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã nỗ lực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội với quyết tâm không cam chịu đói nghèo.

Tối 6/5, Sở VHTT&DL Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc” mừng kỷ niệm 62 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ

Cách đây 62 năm,  sau “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” với bao hy sinh của đồng bào, chiến sĩ ta, vào lúc 17h30' ngày 7/5/1954, những tên lính Pháp cuối cùng tại cứ điểm Điện Biên Phủ đã kéo cờ trắng ra hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc.

Bắt đầu từ ngày đó, đi lên từ đổ nát, với bao khó khăn chồng chất, nhưng bằng các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhất là nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc Điện Biên, kinh tế-xã hội của Điện Biên ngày càng phát triển; quốc phòng-an ninh được giữ vững.

Khắp từ vùng thấp đến vùng cao của 10 huyện, thị xã, thành phố những ngày này lại rộn ràng cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới chào đón ngày giải phóng Điện Biên Phủ...

Sáu mươi hai năm là chặng đường đáng kể để quân và dân Điện Biên nhìn lại quá trình phát triển của một địa phương vùng “phên dậu” phía cực Tây của Tổ quốc.

Với bao tiền của, công sức, tâm huyết của cả nước nói chung, Điện Biên nói riêng, đến nay đường giao thông đã đến được xã khó nhất, nghèo nhất của tỉnh.

TP. Điện Biên Phủ. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

 

Mốc biên giới số 0 - A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé không chỉ là ranh giới của 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc nữa mà trở thành nơi tham quan du lịch.

Các cứ điểm, quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa nay trở thành điểm đến thân thiện với du khách trong và ngoài nước.

Khai thác tiềm năng, lợi thế đó, tỉnh Điện Biên đã có nghị quyết về phát triển du lịch để xóa đói giảm nghèo, tăng thu ngân sách.

Cánh đồng Mường Thanh rộng trên 4.000 ha nổi tiếng Tây Bắc, cánh đồng gắn với những kỷ niệm kháng chiến, những chiến công oai hùng 62 năm trước, nay cho sản phẩm gạo nức tiếng thơm ngon nhờ không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới, năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng.

Hệ thống kênh mương thủy lợi ngày càng khép kín, phục vụ tốt nhất cho công tác tưới tiêu. Nông dân vùng lòng chảo Mường Thanh đã “năm nắng mười mưa” để hạt gạo Điện Biên thơm hơn, dẻo hơn, thành quà biếu đối với mỗi du khách khi đến với mảnh đất này.

Du khách đến viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1 dịp lễ 2016. Ảnh: Sở VHTT&DL Điện Biên

Thành quả lớn nhất của tỉnh Điện Biên đạt được trong những năm gần đây là công tác xóa đói nghèo. Với hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư trong mỗi nhiệm kỳ, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang, phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc.

Kết quả cũng thật đáng mừng: Giai đoạn 2010-2015, tỉ lệ hộ nghèo ở Điện Biên giảm bình quân 4,4%/năm. Trong đó, các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm bình quân 6,03%. Mỗi năm có hàng nghìn gia đình thoát nghèo bền vững.

Xét trên bình diện chung cả nước, Điện Biên vẫn là tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao, nhưng với điều kiện đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới, nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, xuất phát điểm kinh tế thấp mà tỉ lệ hộ thoát nghèo qua từng năm giảm được như trên thật đáng mừng.

Tuy nhiên, con số điều tra mới đây cho thấy, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh là 48,14%. Đây quả là thách thức đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.

 

Cánh đồng Mường Thanh (nơi chiếm tới 37% tổng sản lượng lúa gạo toàn tỉnh Điện Biên) nhìn từ trên cao. Ảnh: vietnamdiscover.net.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIII, công tác xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được ưu tiên và dành nguồn vốn lớn để thực hiện.

Bên cạnh Nghị quyết về xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới cũng được triển khai trên diện rộng, đã và đang tạo cú hích trong xóa đói giảm nghèo.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ anh hùng, hơn 53 vạn người dân thuộc 19 dân tộc anh em hôm nay nguyện một lòng vững tin theo Đảng, vượt qua khó khăn thử thách, xây dựng quê hương Điện Biên ngày càng ấm no, giàu đẹp.

(Nguồn: Báo Điện Biên Phủ)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top