Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 5 năm 2018 | 9:46

Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu, tre tại Việt Nam

Với những tiềm năng thế mạnh hiện nay, xây dựng và phát triển ngành mây tre hình thành theo chuỗi đang là một xu hướng tất yếu để nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng chinh phục các thị trường “khó tính” trên thế giới.

Sản xuất các sản phẩm từ cây tre được coi là một trong những ngành sản xuất lâm sản ngoài gỗ phổ biến, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế rất quan trọng đối với người dân tại khu vực nông thôn Việt Nam. Do có tới hơn 70% dân số tập trung tại các vùng sâu, vùng xa, sinh kế của người dân phụ thuộc rất lớn vào việc sản xuất các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các sản phẩm từ tre.

Đó là đánh giá của Tiến sỹ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tại Hội thảo khởi động dự án Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre và nghêu ở Việt Nam do Oxfam cùng Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đối tác 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa tổ chức sáng nay (ngày 25/5), tại Nghệ An.

Tiềm năng phát triển

Tiến sỹ Đoàn Văn Thu cho biết, hiện sản phẩm từ cây tre Việt Nam đang có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhất là các nước thuọc Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, cây tre còn đóng góp tích cực trong việc hấp thu cacbon, chống xói mòn đất, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu các tác nhân biến đổi khí hậu. Ngoài ra, phần quan trọng trong việc giảm thiểu các tác nhân biến đổi khí hậu.

“Đáng nói là, rừng mây tre chủ yếu phân bố ở các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn. Đối tượng liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất trong chuỗi giá trị tre chủ yếu là người sản xuất quy mô nhỏ thuộc diện nghèo, và các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Do đó, việc phát triển ngành tre không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, mà còn góp phần bảo vệ môi trường,” Tiến sỹ Đoàn Văn Thu nhấn mạnh.

33387892_1214526492023878_3716797133827866624_n.jpg
Nhu cầu thị trường các sản phẩm mây tre ngày càng tăng nhất là các thị trường xuất khẩu lớn như Châu Âu, Bắc Mỹ. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

Theo Tiến sỹ Thu, hiện, diện tích rừng tre nứa ở nước ra ước tính khoảng 1,4 triệu ha, chiếm 10,5% tổng diện tích rừng cả nước với trữ lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ cây. Tre đã gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống và ngành công nghiệp mang tính chiến lược của nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay có hơn 723 làng nghề sản xuất liên quan đến các sản phẩm từ cây tre, tạo công ăn việc làm cho hơn nửa triệu lao động, mang lại giá trị sản xuất và tiềm năng xuất khẩu hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu khoảng 350 triệu USD/năm.

Cung cấp thêm thông tin tại Hội thảo, Tiến sỹ Thu cũng thừa nhận, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có liên quan đến phát triển cây tre, điển hình là Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/2/2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre. Tuy nhiên, ngành sản xuất sản phẩm từ cây tre của Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều thách thức, trong đó có các thách thức liên quan đến rào cản kỹ thuật, thách thức về phương thức kinh doanh tập thể và cải thiện hiệu quả kinh doanh, thách thức về khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận tài chính và quản trị trong chuỗi giá trị của người sản xuất quy mô nhỏ, của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Nam Sơn, đại diện Tổng Cục Lâm nghiệp cho hay, Việt Nam được xác định nằm ở trung tâm vùng phân bố mây tre của thế giới với thành phần loài rất phong phú và đa dạng với khoảng 250 loài tre nứa, 46 loài mây song. Đồng thời, tài nguyên mây tre là một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại lớn nhất, là một trong những sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ, góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam.

Song vị đại diện Tổng Cục Lâm nghiệp này cũng cho rằng, hiện vẫn còn nhiều khó khăn do chưa hình thành được các vùng nguyên liệu, chưa có một chiến lược, quy hoạch phát triển ngành mây tre nên việc phát triển còn tự phát, nhất là các nhà máy chế biến, nhiều nhà máy chế biến mới được xây dựng với thiết bị và công nghệ lạc hậu. Đặc biệt là, về vấn đề chất lượng, các sản phẩm từ tre chưa có sự đồng đều, đa số các tác nhân tham gia còn thiếu hiểu biết và ý thức áp dụng hệ thống chứng chỉ, tiêu chuẩn chất lượng. Đó là những nhân tố ảnh hướng rất lớn đến câu chuyện thị trường “đầu ra” cũng như giá trị sản phẩm cho các mặt hàng này....

Phát triển chuỗi giá trị bền vững

Với những tiềm năng thế mạnh trên, xây dựng và phát triển ngành mây tre hình thành theo chuỗi đang là một xu hướng tất yếu để nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng chinh phục các thị trường “khó tính” trên thế giới.

Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, “Thu nhập của những người sản xuất quy mô nhỏ sẽ được cải thiện khi sản phẩm của họ đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng và sản xuất bền vững, năng lực đàm phán của họ với các công ty chế biến và thương mại được nâng cao, từ đó tiếp cận hiệu quả hơn tới thị trường trong nước và quốc tế”.

Tiến sỹ Phan Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ cũng khẳng định: “Muốn nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm từ tre nứa, chúng ta phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn bền vững trong chuỗi sản xuất các sản phẩm này. Các thị trường quốc tế có đòi hỏi cao; đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội vì khi chúng ta đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, người sản xuất và doanh nghiệp chế biến không những tăng được thu nhập mà còn giúp đóng góp vào việc khai thác vùng nguyên liệu theo hướng bền vững và đóng góp cho an sinh xã hội”.

Theo đó, song song với việc hỗ trợ cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả trong chế biến và kinh doanh, Dự án Phát triển bền vững và toàn diện chuối giá trị tre và nghêu ở Việt Nam được khởi động ngày hôm nay (25/5) này sẽ tập trung xây dựng năng lực của các hộ sản xuất quy mô nhỏ, hỗ trợ kĩ thuật các doanh nghiệp đầu ngành trong chuỗi nghêu và tre nhằm đạt được các tiêu chuẩn sản xuất bền vững quan trọng như MSC (Marine Stewardship Council) dành cho nghêu, FSC (Forest Stewardship Council) dành cho tre. Đó là điều kiện tiên quyết để tiếp cận những thị trường khó tính như châu Âu. 

29543273_1214570172019510_3596280433106485248_n.jpg
Thảo luận bàn tròn về các vấn đề và thách thức tại Hội thảo. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

Liên quan đến vấn đề thị trường, Tiến sĩ Phạm Văn Chắt, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - VCCI, báo cáo viên Bộ công thương về Hội nhập kinh tế quốc tế, cũng chia sẻ: "Hầu hết các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Mỹ đều có quy định về nhập khẩu sản phẩm từ mây, tre đan và thủ công mỹ nghệ, trong đó đặc biệt là các quy định lên quan đến bảo vệ môi trường. Theo đó các nước sẽ kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, kiểm soát các loại côn trùng gây bệnh, lây nhiễm trong sản phẩm (nhất là không hun, sấy đúng quy trình, kỹ thuật)”.

Các thị trường mới cho nghêu và tre sẽ được nghiên cứu và tiếp cận thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, đặc biệt là các đối tác châu Âu như Mạng lưới mây, tre quốc tế (INBAR), hiệp hội và mạng lưới các nhà bán lẻ quốc tế như Amazon, Morrison, Wallmart, Axfood…

Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là thúc đẩy môi trường chính sách thuận lợi, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi giá trị. Các liên minh công - tư bao gồm chính quyền địa phương, các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp đầu ngành, các tổ chức tổ chức chính trị xã hội và đối tác sẽ được thành lập tại năm tỉnh dự án. Các liên minh sẽ tập trung thúc đẩy triển khai các chính sách phát triển ngành, tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường và tín dụng, đồng thời tham gia giám sát và hành động để phát triển bền vững và toàn diện các chuỗi giá trị.

Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam” vừa chính thức được khởi động sáng nay (25/5) sẽ được thực hiện trong bốn năm (2018 – 2022) tại năm tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang, mang lại lợi ích cho 150 nhóm sản xuất với 35.000 thành viên và 60 doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Dự án này trị giá 4,3 triệu Euro, do liên minh châu Âu (EU), Oxfam và đối tác đồng tài trợ, hướng tới phát triển bền vững hai chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam. 

Dự án do Oxfam quản lý và phối hợp thực hiện cùng các đối tác là Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Trung tâm nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (NTFPRC) và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt nam (VCCI).

Dự án Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu sẽ được tổ chức tại Bến Tre vào 31/5.

 

Các sản phẩm mây tre được trưng bày tại Hội thảo khởi động dự án Phát triển bên vững và toàn diện chuỗi giá trị tre và nghêu ở Việt Nam: 

33540635_1214526108690583_1991263876284416000_n.jpg
Đa dạng các sản phẩm đặc sắc từ mây tre đan. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

33304792_1214525905357270_5780332244413448192_n.jpg
Các sản phẩm chất lượng ngày càng được thị trường thế giới đón nhận. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

33447259_1214525992023928_3014847401459449856_n.jpg
Các sản phẩm hướng đến xuất khẩu. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

33344826_1214526048690589_4242842963010387968_n.jpg
Gỗ ép tre đang là nguyên liệu được nhiều doanh nghiệp quan tâm. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

33338145_1214525958690598_9117749853219192832_n.jpg
Sản phẩm mây tre chinh phục các thị trường khó tính. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top