Phát triển cà phê theo mô hình hợp tác công tư (PPP) giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng thêm khoảng 14%.
P
Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội thảo thời kỳ phát triển mới của cà phê Việt Nam
Đây là một trong những thông tin được nhiều học giả quan tâm tại Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả cho các ngành hàng - Liên kết chuỗi và phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ thực tiễn ngành cà phê” diễn ra vào ngày 10/12, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Nhóm Công tác PPP về Tăng trưởng nông nghiệp bền vững (nay là Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam - PSAV) được thành lập từ tháng 5/2010, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Tổng Giám đốc Nestle Việt Nam.
Trong 6 Nhóm PPP ngành hàng, Nhóm PPP cà phê (nay là Tiểu ban sản xuất thuộc Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB)) đã có nhiều hoạt động thành công nổi bật trong hợp tác công tư hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu cà phê Robusta trên thế giới.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Là một chương trình “tiền cạnh tranh”, các đối tác của Nhóm công tác Cà phê hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển chuỗi giá trị trong ngành cà phê để giúp nâng cao chất lượng cà phê, sự phát triển bền vững của ngành cà phê và tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những năm qua, nhóm PPP cà phê rất nỗ lực và đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ phát triển cà phê bền vững và các chương trình, đề án của Bộ như chương trình tái canh vườn cà phê.
Từ năm 2010 đến nay, nhóm đã triển khai được tổng cộng 256 mô hình vườn mẫu và 3 hợp tác xã PPP tại 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai). Mô hình đã tiến hành các lớp tập huấn ToT cho 65 nhóm trưởng đại diện cho 12.004 nông dân tại 4 tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn và tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến nông; tổ chức 1.200 hội thảo đầu bờ (20.000 ngày tập huấn từ tháng 3/2011 - 10/2016) cho nông dân tại 4 tỉnh.
Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên thăm các gian hàng cà phê
Ước tính diện tích cà phê và số người trồng cà phê thụ hưởng từ các hoạt đông hỗ trợ kỹ thuật của chương trình lên tới 130 nghìn ha (20% tổng diện tích cà phê cả nước), và gần 250 nghìn lượt người (trong tổng số 500 nghìn hộ trồng cà phê). Năng suất cà phê tăng thêm 12% trong giai đoạn 2010 - 2014 và tăng hơn 17% trong giai đoạn 2015 - 2016. Mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng lên khoảng 14%. Mô hình PPP cũng giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Mô hình giúp giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón.
Đây là những kết quả rất đáng khích lệ và khẳng định sự thành công của mô hình hợp tác công tư trong nông nghiệp.
Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh trao đổi tại Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả cho các ngành hàng - Liên kết chuỗi và phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ thực tiễn ngành cà phê”
Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững: Kinh nghiệm thực tiễn từ ngành hàng cà phê” sẽ là một cơ hội, diễn đàn rất hữu ích để chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác công tư cà phê với các đối tác tham gia ngành hàng cà phê, các Nhóm PPP các ngành hàng nông nghiệp khác và ngành nông nghiệp nói chung.
Tại Hội thảo nhiều cục, vụ, viện thuộc Bộ NNPTNT, UBND các tỉnh Tây Nguyên, các công ty, doanh nghiệp cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, chế biến cà phê đã tham luận đưa ra những thuận lợi, khó khăn, đề xuất các cơ chế chính sách để hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Tái canh giai đoạn 2016 - 2020.
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Trước đó, ngày 9/12, tại Đà Lạt cũng đã diễn ra Hội thảo “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”. Tại hội nghị đã giới thiệu kết quả sau 7 năm triển khai Dự án Nescafé Plan & những thành tiệu 8 năm của dự án Hợp tác công tư ngành cà phê (PPP coffee Taskforce) được Bộ NN&PTNT, Nestlsé và các đối tác triển khai từ năm 2010 và dự án án Nescafé Plan triển khai từ năm 2011 tại các tỉnh Tây Nguyên.
Dự án Nescafé Plan và Dự án hợp tác công tư ngành hàng cà phê (PPP coffee Taskforce) trong lĩnh vực cà phê ra đời nhằm mục tiêu phát triển canh tác cà phê bền vững, không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng cho hạt cà phê Việt Nam mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng cà phê đảm bảo môi trường bền vững.
Sau 7 năm triển khai dự án Nescafé Plan, Nestlsé đã phân phối trên 20 triệu cây giống năng suất cao, kháng bệnh nhằm hỗ trợ bà con nông dân tái canh trên 20,000 ha diện tích cây cà phê già cỗi. Tập huấn kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 200,000 nông dân, giúp 21,000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C, tăng 30% thu nhập cho người dân, tiết kiêm 40% lượng nước, giảm 20% lượng phan bón hóa học và thuốc trừ sâu…
Dự án hợp tác công tư ngành hàng cà phê (PPP coffee Taskforce) sau 8 năm triển khai đến nay đã đạt được những kết quả nổi bật. Năng suất cà phê tăng 17%; thu nhập bình quân người của người dân tăng 14%; tiết kiểm 40% lượng nước; giản 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý…
Với sự đóng góp của hai dự án Nescafé Plan và Dự án hợp tác công tư ngành hàng cà phê (PPP coffee Taskforce) đã góp phần tích cực phát triển ngành cà phê Việt Nam thực hiện hóa mục tiêu “nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn” tại Việt Nam.
Hoàng Văn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.