Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 5 năm 2019 | 16:31

Phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại

Hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại sẽ tạo ra một kênh tiêu thụ bền vững đối với các mặt hàng nông sản của địa phương, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Đồng thời, thúc đẩy phát triển các chợ an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản Việt.

Chợ đầu mối nông sản tạo cơ hội giao thương lớn hơn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030.

Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm trung bình hằng năm của Hà Nội là rất lớn (khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 54.000 tấn thủy hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau các loại...). Hiện nay, phần lớn các loại nông sản thực phẩm tại Hà Nội được phân phối, tiêu thụ qua các chợ đầu mối nông sản (kiểu cũ), chợ dân sinh. Số còn lại được phân phối theo hệ thống các siêu thị, các công ty, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 chợ đầu mối nông sản hạng 1 là Chợ đầu mối nông sản Minh Khai và Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía nam, bên cạnh đó còn có hệ thống các chợ cấp 2 và chợ hoạt động với tính chất chợ đầu mối như chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vĩ, chợ đêm nông sản Văn Quán, chợ nông sản Bắc Thăng Long. Các chợ đầu mối đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối các mặt hàng nông sản thực phẩm của Thành phố.

Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố hiện có 124 siêu thị (trong đó 26 siêu thị hạng 1, 32 siêu thị hạng 2, 50 siêu thị hạng 3 và 16 siêu thị chưa phân hạng) đáp ứng khoảng 20% nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau củ quả, thịt cá, thực phẩm qua chế biến bao gói sẵn....

Ông Sửu cho rằng, với thực trạng hệ thống phân phối nông sản thực phẩm như hiện nay, thì việc phát triển các Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại là phù hợp nhằm kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao hơn, nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và khả năng cung ứng nông sản với số lớn phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Tại hội thảo nhiều đơn vị tư vấn xây dựng các chợ đầu mối, chuỗi cung ứng nông sản quốc tế cũng tham gia tham luận. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, việc xây dựng chợ đầu mối là phương án rất hiệu quả để đảm bảo việc quản lý an toàn thực phẩm và tạo cơ hội giao thương không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh:VGP/Đỗ Hương

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030” với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp và Cơ quan Phát triển Pháp - AFD tại Việt Nam.

Mục tiêu của đề án là: Xây dựng định hướng và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.

Theo ông Tiến, việc đánh giá thực trạng và xây dựng phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản và chợ đầu mối hiện nay là hướng đi quan trọng, là cơ sở để xây dựng phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại góp phần thực hiện một trong những mục tiêu lớn của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó, hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại sẽ tạo ra một kênh tiêu thụ bền vững đối với các mặt hàng nông sản của địa phương, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Việc phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại sẽ góp phần kết nối các cùng nguyên liệu, các chợ nông thôn, thúc đẩy phát triển các chợ an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của hàng nông sản Việt trên cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại sẽ đáp ứng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, góp phần kết nối giữa các nhà sản xuất với nhà phân phối. Qua đó, thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ của người nông dân, hướng đến xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, an toàn.

 

 

 

 
Đỗ Hương
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top