Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 4 năm 2016 | 8:21

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị giao ban công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Ngày 28/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hội nghị giao ban về công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của chính quyền và nhân dân các địa phương ĐBSCL trong việc ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn

Theo Phó Thủ tướng, trước diễn biến phức tạp của hạn hán, xâm nhập mặn, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ đã trực tiếp đi kiểm tra, thị sát, làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác phòng, chống. Đồng thời, các địa phương và nhân dân trong vùng đã chủ động, tích cực vào cuộc, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại của thiên tai.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp, huy động cả hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc, đặc biệt là vai trò của người dân.

“Nhiệm vụ trước mắt là ưu tiên bảo đảm đời sống cho người dân, hỗ trợ người dân có đời sống ổn định, không để bất kỳ người dân nào đói hay thiếu nước sinh hoạt”,  Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương chủ động bố trí ngân sách, đồng thời nhanh chóng phân bổ, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo, cung cấp kịp thời thông tin về nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn để các địa phương và người dân biết, chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp.

Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương vận hành công trình để lấy nước, hướng dẫn nhân dân tranh thủ thời gian độ mặn cho phép, tích trữ nước tối đa vào hệ thống kênh mương, ao, hồ, đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Các địa phương cần phối hợp, tăng cường liên kết trong triển khai ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ TN&MT sớm cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn để thông tin kịp thời, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý và đề nghị các bộ, ngành Trung ương tập trung điều chỉnh các quy hoạch, xây dựng các quy hoạch mới, trong đó có quy hoạch vùng ĐBSCL, quy hoạch ngành, quy hoạch thuỷ lợi, đặc biệt là những quy hoạch trước đây đã được thực hiện nhưng ít quan tâm đến biến đổi khí hậu.

“Bộ KH&ĐT chủ trì, cùng các địa phương để xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn và hằng năm để cân đối nguồn lực, lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư trước trong bối cảnh khó khăn về vốn”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ.

Về cơ chế chính sách, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT, TN&MT, KH&ĐT và các cơ quan liên quan nghiên cứu để có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người dân chủ động áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến trong sử dụng nước tiết kiệm; đồng thời nghiên cứu các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân.

Các bộ, ngành liên quan cũng chủ động xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi của toàn vùng ĐBSCL; tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, hạn hán, xâm nhập mặn nói riêng, sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách hiệu quả.

Các địa phương tiếp tục điều chỉnh sản xuất, tăng cường quản lý việc khai thác cát, chủ động bảo vệ diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khôi phục, phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, góp phần phòng chống sạt lở, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững.

Để giải quyết các đề xuất cụ thể của địa phương nhằm nâng cao năng lực của hệ thống thuỷ lợi, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương có liên quan rà soát, lựa chọn các dự án, công trình cấp bách cần ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới, đặc biệt là công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn./.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top