Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021 | 12:23

Phú Yên: Giá hồ tiêu tăng cao nhưng người dân chưa muốn bán

Thời gian gần đây, giá hồ tiêu trong cả nước cũng như tại tỉnh Phú Yên liên tục tăng, dao động từ 70.000-75.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong bốn năm trở lại đây và với mức giá này, người trồng tiêu đã có lãi.

Hồ tiêu tăng giá là tín hiệu tích cực, song nông dân trồng hồ tiêu ở Phú Yên không vui được mấy, bởi sau một thời gian tiêu rớt giá, họ bỏ bê vườn, không chăm sóc nên vụ này diện tích và năng suất tiêu đều giảm. Ngoài ra, vì giá tiêu đang trên đà tăng nên người dân có tâm lý trữ lại, chờ giá cao hơn nữa.
 
Bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Sơn Thành Đông chia sẻ: “Cách đây 5 năm, gia đình tôi trồng 2.000 nọc tiêu, tuy nhiên, năm đó và những năm tiếp theo giá tiêu liên tục giảm, thu không đủ chi nên gia đình giảm diện tích xuống còn 1.000 nọc tiêu, chuỗi tiêu dài chắc nịch, năng suất giữ mức trung bình 2kg tiêu/nọc, ước chừng thu hoạch được 1,5 tấn, thương lái mua 75.000 đồng/kg”. Theo bà Hoa, giá tiêu còn tiếp tục tăng trong những ngày tới nên bà bàn bạc với gia đình trữ lại chưa bán, chờ giá cao hơn chút nữa rồi bán".
 
20190301_104704.jpg
Tuy hồ tiêu được giá nhưng thời gian qua, đa số nông dân bỏ bê vườn nên năng suất thấp.

Còn ông Nguyễn Văn Thành, người trồng tiêu gần đó cho hay: Giá tiêu tăng nhưng tôi không được vui trọn vẹn. Vì trước đây, gia đình đầu tư 3ha hồ tiêu, cho năng suất cao, nhưng giá rớt tới nay nên sau đó chặt bỏ dần, nay chỉ còn hơn 1ha. Không có nguồn thu, tôi cũng ít bón phân, chăm sóc qua loa nên năng suất hồ tiêu giảm. Ông Thành chia sẻ thêm: “Tôi trồng tiêu hàng chục năm, nhưng diễn biến giá như lần này thì rất hiếm thấy - giá tăng nhanh theo từng ngày. Mỗi kg hồ tiêu trên dưới 75.000 đồng đảm bảo cho người trồng có lời, chỉ tiếc là tôi không còn nhiều để bán”.

Theo ông Phan Hạnh ở xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tuy giá hồ tiêu đang tăng, nhưng gia đình ông chưa bán. “Về lâu dài, nếu giá tiêu trên dưới 100.000 đồng/kg thì tôi sẽ đầu tư, chăm sóc vườn tiêu cẩn thận. Vấn đề trồng thêm thì tôi không còn nghĩ đến. Đây là bài học lớn đối với tôi và những người trồng tiêu ở đây, bởi trước đây, khi hồ tiêu được giá, tôi liên tiếp mở rộng diện tích, rồi cơn bão giá xuống thấp kéo dài nhiều năm khiến tôi phải chặt bỏ hàng loạt”, ông Hạnh nói.
 
20190228_181745.jpg
Một số hộ dân thu hoạch tiêu nhưng chưa bán chờ giá lên

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, trước đây, do hồ tiêu có giá cao nên nông dân ồ ạt trồng. Năm 2016, toàn tỉnh có 975ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 600ha, Sông Hinh 200ha, Sơn Hòa 50ha và Tuy An 5ha. Sau đó, tiêu giảm giá, người dân liên tục chặt bỏ, đến thời điểm này diện tích chỉ còn 577ha tiêu, tập trung tại hai huyện Tây Hòa, Sông Hinh. Bên cạnh đó, do giá tiêu xuống thấp, thời gian qua, đa số nông dân bỏ bê vườn, không chăm sóc cẩn thận, năng suất hồ tiêu giảm từ 30 - 50% so với trước.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, giá tiêu vẫn đang trên đà tăng cao và có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg vào cuối năm nay. Chu kỳ tăng giá tiêu được kéo dài từ năm 2006 đến 2015 là đỉnh điểm, có thời điểm đạt mức hơn 200.000 đồng/kg. Đến năm 2016, tiêu bắt đầu giảm giá mạnh cho đến năm 2020. Tới năm 2021, dự kiến tiêu sẽ bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới. Tuy nhiên, hồ tiêu tăng giá là tín hiệu tích cực, giúp người trồng có thu nhập sau nhiều năm liên tiếp thua lỗ. Nông dân cần theo dõi sát diễn biến thị trường nhằm đưa ra quyết định phù hợp, dù giá tiêu tăng, song thời điểm này người dân không nên mua tiêu tích trữ, điều này đối mặt nhiều rủi ro.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top