Sáng nay (19/12), tỉnh Phú Yên tổ chức khởi công xây dựng cầu Dinh Ông.
Đây là Dự án tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn, nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, TP. Tuy Hòa, Tuy An (giai đoạn 1).
Dự án cầu Dinh Ông xây dựng tại km41 của QL29, thuộc xã Hòa Phong, Tây Hòa bắt qua Sông Ba giáp QL25, tại xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, cách TP.Tuy Hòa 15km.
Cầu Dinh Ông có chiều dài 1,4km, trong đó cầu là 900m, gồm 18 nhịp và 2 đường dẫn nối liền 2 huyện, với tổng mức đầu tư 507,617 tỷ đồng, do Sở GTVT Phú Yên làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Đông Á đảm nhận thi công.
Theo ông Nguyễn Quang Mãi, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Đông Á, chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực, thiết bị, tài chính, thi công công trình cầu Dinh Ông đảm bảo tiến độ 38 tháng, với chất lượng kĩ thuật và mỹ thuật cao nhất.
Dự án giai đoạn 1 mở rộng không gian huyện mới Tây Hòa, với dạng nút giao thông ngã 3 hình vòng xuyến có bán kính đảo trung tâm là 60m, bề rộng mặt đường vòng quanh đảo rộng 13m. Tại huyện Phú Hòa là nút ngã tư, tổ chức giao thông bằng đảo dẫn hướng kết hợp đèn tín hiệu.
Công trình này chẳng những là tuyến đường tránh lũ, cứu nạn, cứu hộ nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, TP.Tuy Hòa, Tuy An, còn là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương trong tỉnh.
Trúc Hiền
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…