Sau Tết, các nhà vườn trồng mai, quất ở phường 9, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) lại tất bật chuẩn bị cho mùa hoa mới. Năm nay, lượng hoa cây cảnh tiêu thụ chậm, giá giảm nên nhà vườn vào vụ mới với nhiều khó khăn.
Toàn bộ các công đoạn này sẽ hoàn thành trong tháng Giêng bởi đây là thời điểm các điều kiện tự nhiên như ẩm độ, nhiệt độ… vô cùng thuận lợi cho cây cối sinh sôi, phát triển.
Không riêng nhà vườn trồng mai, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, những hộ trồng quất ở TP Tuy Hòa cũng tất bật lặt trái để dưỡng sức nuôi cây.
Theo ông Trần Văn Tri ở phường 9, năm vừa qua, thời tiết thất thường, ảnh hưởng xấu đến việc trồng quất nên quất thành phẩm bán Tết có dáng không đẹp, trái thưa, giá cũng thấp hơn nhiều so với mọi năm. Vụ rồi gia đình chỉ bán được 300 chậu quất với giá 150.000 đồng/chậu lớn và 100.000 đồng/chậu nhỏ. Hiện trong vườn còn tồn lại 300 chậu quất 2 năm tuổi, gia đình đang tập trung lặt trái, cắt bỏ toàn bộ cành nhánh con, sang chậu và thay đất để cây ra cành nhánh mới.
Năm nay, vốn ít, ông Tri cũng chỉ trồng thêm 200 chậu chứ không trồng nhiều như mọi năm. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nhà vườn trồng quất vì lượng quất còn tồn nhiều do bán không chạy.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.