Thời điểm này, đến vùng trồng hoa cúc ở phường 9 và các xã Bình Kiến, Hoà Kiến thuộc TP. Tuy Hoà (Phú Yên), chúng ta dễ dàng nhận thấy không khí trồng, chăm sóc hoa chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên đán 2021 khá rộn ràng.
Ông Dương Ngọc Thạch ở phường 9 cho biết, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, gia đình xuống giống 500 chậu cúc đại đoá, với tổng kinh phí gần 80 triệu đồng. Hoa cúc bán Tết phải đảm bảo thân thẳng để kết thành chậu thật đẹp, hoa phải nở đúng thời điểm, bông hoa phải to và màu sắc rực rỡ thì bán mới được giá. Tuy nhiên, gần 3 tháng nay, thời tiết thất thường làm cho cây rơi vào trạng thái “ngủ”, không phát triển, không tăng chiều cao. Tôi phải áp dụng kỹ thuật chong đèn cho hoa vào ban đêm để sưởi ấm và kích thích cây hoa tiếp tục sinh trưởng vào buổi tối.
“Nếu không chong đèn thì ngọn hoa sẽ bị cùn, không vươn cao được, cây hoa chỉ cao khoảng 40 cm và nở không đồng loạt. Khi được “nuôi” bằng điện thì cây hoa có thể cao 70 - 80 cm, bông to, cánh dày, màu sắc rực rỡ hơn. Khi đó, hoa cũng có thể nở đồng loạt theo ý muốn của người trồng”, ông Thạch nói.
Còn theo ông Lê Tiến ở xã Bình Kiến, hoa cúc đang xanh tốt thì bỗng dưng cả tuần nay bị sâu xanh cắn phá ngọn cây nên phải chờ đợt nụ mới. Điều này khiến cúc sẽ ra hoa trễ so với dịp tết. Chưa kể thời tiết năm nay mưa nhiều và kéo dài nên việc phun thuốc trị bệnh gặp khó khăn, các chậu cúc phát triển kém. Nếu tình trạng này không chữa được thì nhà vườn có nguy cơ thất thu.
“Hiện gia đình tôi trồng 1.000 chậu hoa cúc pha lê để bán vào dịp Tết, nhưng chúng tôi đang rất lo lắng vì gần 2 tháng nữa mới đến Tết, không biết với tình hình thời tiết như thế này thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa thế nào”, ông Tiến lo lắng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…