Phú Yên: Thuế, ngân hàng vào cuộc hỗ trợ DN gặp khó do COVID-19
Dịch COVID-9 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Về phần mình, ngành Thuế cũng có phương án gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp nhằm hỗ trợ người nộp thuế bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn.
Gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp
Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Hàn Quốc, đơn hàng của Công ty TNHH Thủy sản Giang Nam (huyện Tây Hòa, Phú Yên) giảm hẳn, bởi đây là thị trường xuất khẩu chính của công ty chuyên chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản này. “Không riêng hàng xuất khẩu, hàng tiêu thụ nội địa cũng khó khăn do người dân hạn chế mua sắm. Vì vậy, từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp phải sản xuất chậm lại, giảm thời gian làm việc của công nhân để duy trì hoạt động”, ông Biện Giang Nam, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Giang Nam cho biết.
Còn tại Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên (TP. Tuy Hòa), từ sau Tết đến nay, hoạt động của nhà máy may Phong Phú - Phú Yên cũng không còn sôi nổi như trước. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc PYFINCO cho hay: Khi dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em phải nghỉ học, nhiều công nhân xin nghỉ phép để ở nhà trông con. Thêm vào đó, thời điểm này, nguyên phụ liệu, vật tư may mặc về chậm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như kế hoạch cung ứng hàng hóa cho công ty mẹ.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch COVID-19 làm đảo lộn mọi dự tính của doanh nghiệp. Bởi thông thường mỗi năm, doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng khoảng 10-20%/năm. Tuy nhiên, hai tháng đầu năm nay, hàng hóa tiêu thụ chậm, doanh thu của doanh nghiệp giảm sút đáng kể. Nhiều đơn hàng, khách hàng đã đặt trước Tết nhưng khi thị trường biến động, họ không lấy hàng nữa, doanh nghiệp phải chịu thiệt. “Bây giờ, chúng tôi làm mọi cách để duy trì hoạt động, đảm bảo người lao động có lương để họ không bỏ đi làm việc khác và doanh nghiệp vẫn có người làm để sẵn sàng sản xuất trở lại khi thị trường “ấm” lên”, ông Biện Giang Nam nói.
Theo Cục Thuế tỉnh Phú Yên, thời gian qua, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên toàn tỉnh. Qua phản ánh của các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, những ngành nghề chịu tác động lớn của dịch là vận tải, kinh doanh dịch vụ, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, sản xuất thủy hải sản, mua bán hàng nông sản, may mặc... Bên cạnh đó, đời sống người dân gặp khó khăn, sức mua trên thị trường giảm theo, làm các dịch vụ khác cũng ảnh hưởng theo.
“Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh do tác động của dịch COVID-19, Tổng cục Thuế vừa yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành trên toàn quốc thực hiện gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp nhằm hỗ trợ người nộp thuế bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị trong ngành triển khai ngay các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; trong đó có việc gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp cho NNT. Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Cục Thuế cũng đã triển khai góp ý kiến để nghị định sớm ban hành”, ông Công Văn Lãnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế Phú Yên cho biết.
Rà soát, hỗ trợ khách hàng vay bị thiệt hại
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, NHNN chi nhánh Phú Yên đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng và nghiêm túc áp dụng các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Cụ thể như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1-31/3/2020; cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh Phú Yên còn yêu cầu các ngân hàng chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, phí dịch vụ... cho khách hàng.
Ông Nguyễn Khánh, Giám đốc MB Phú Yên, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của NHNN và MB, chi nhánh đã thành lập tổ công tác đến thăm, làm việc với khách hàng vay để nắm tình hình sản xuất kinh doanh cũng như ghi nhận những khó khăn, vướng mắc khách hàng đang gặp phải do ảnh hưởng của dịch COVID-19; qua đó tổng hợp báo cáo hội sở để có giải pháp tháo gỡ. MB Phú Yên cũng chuẩn bị sẵn các kịch bản để khi khách hàng khó khăn thì hỗ trợ kịp thời.
Còn theo ông Nguyễn Đại Hòa, Phó Giám đốc BIDV Phú Yên, nhằm chung tay hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, BIDV đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi vay tối thiểu 1%, giảm 50% phí chuyển tiền, tặng phí giao dịch... Ngoài ra, ngân hàng còn chủ động rà soát, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để có giải pháp hỗ trợ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm/miễn lãi vay, xem xét cho vay mới để khách hàng khôi phục, duy trì sản xuất kinh doanh…
“Tại VietinBank Phú Yên, qua thời gian rà soát, chúng tôi nhận thấy khách hàng cũng bị ảnh hưởng, nhưng đến nay, tỉ lệ dư nợ bị ảnh hưởng so với tổng dư nợ của chi nhánh vẫn ở mức độ vừa phải. Đối với những khách hàng thực sự bị tác động và khó khăn do dịch bệnh COVID-19, ngân hàng sẽ cơ cấu lại nợ, kéo dài thời gian trả nợ để giảm áp lực tài chính cho khách hàng. Tuy nhiên, để được hỗ trợ, khách hàng phải chứng minh thiệt hại cụ thể chứ không thể ý kiến chung chung. Còn đối với những khách hàng bị ảnh hưởng ít, vẫn đủ nội lực để duy trì sản xuất, kinh doanh thì ngân hàng động viên khách hàng chủ động vượt khó. Về phần mình, ngân hàng sẽ tích cực hỗ trợ, xem xét cho vay với lãi suất phù hợp, không để doanh nghiệp thiếu vốn”, ông Đặng Hồng Lĩnh, Giám đốc VietinBank Phú Yên nói.
Theo ông Lĩnh, với tình hình khó khăn chung như hiện nay, phải làm cách nào để ngân hàng và khách hàng cùng thắng. Bởi khi khách hàng không bán được hàng, hàng tồn kho nhiều, công nợ lớn... dẫn đến nợ chậm trả, phát sinh nợ khó đòi thì sẽ gây khó khăn chung cho cả hai bên.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.