Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 1 năm 2020 | 14:11

Quảng Nam khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm

Hai mô hình trình diễn các giống dâu mới và tằm mới với hai phương pháp nuôi tằm theo cách truyền thống và nuôi theo phương pháp mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tại xã Quế Trung (Nông Sơn) và Điện Quang (Điện Bàn) đều đạt kết quả khả quan.

tr59.jpg
Trung tâm Khuyến nông  Quảng Nam triển khai mô hình “Khôi phục nghề Trồng dâu nuôi tằm” tại xã Điện Quang.

Quảng Nam có truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Nơi đây là quê hương của Đoàn Quý Phi - bà chúa Tằm Tang được suy tôn là bà Tổ nghề. 

Vào thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX, Quảng Nam là thủ phủ dâu tằm của cả nước. Diện tích trồng dâu có lúc lên trên 5.500ha. Nghề trồng dâu nuôi tằm từng thịnh vượng, tạo thu nhập chính cho nhiều vùng quê Quảng Nam. Tuy vậy, cùng với sự thăng trầm của ngành lụa thế giới, nghề này ở Quảng Nam cũng mai một. Đây là điều đáng tiếc với Quảng Nam. Bởi ngành này mai một không chỉ nông dân mất đi một nghề truyền thống, mất đi nguồn thu nhập mà nhiều vùng quê, nhất là vùng lưu vực các sông Vu Gia, Thu Bồn mất đi cảnh quan tươi đẹp, không giữ được phù sa và đất bị xói lở. Toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 15ha dâu, phục vụ nuôi tằm.

Nuôi tằm theo phương pháp mới

Để khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, năm 2019, được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai mô hình “Khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm” tại xã Điện Quang (Điện Bàn), với 10 hộ tham gia.

Giống dâu thực hiện mô hình là giống tam bội S7-CB, được chọn tạo tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông - lâm nghiệp Lâm Đồng. Trồng bằng hom, lá to, dày, phù hợp nuôi tằm lớn. Năng suất có thể đạt trên 30 - 40 tấn/ha trong điều kiện thâm canh. Kháng bệnh gỉ sắt, thích hợp cho nhân giống bằng hom, ít có sâu bệnh. Giống thích nghi và phát triển tốt tại địa phương.

 

tr59a.jpg

Giống tằm LĐ09 được lai tạo tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng. Là giống tằm lưỡng hệ lai tứ nguyên. Có sức sống cao, năng suất kén dự kiến đạt trung bình 40kg/hộp trứng 22g, chất lượng tơ, kén tốt. Giống LĐ09 thích ứng tốt với điều kiện khí hậu ở Quảng Nam. Trứng không bị nhiễm bệnh, tỷ lệ trứng nở đạt trên 90%.

Mô hình trình diễn tại Điện Quang nuôi tằm theo phương pháp mới, nuôi tằm 02 giai đoạn (gồm nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm tuổi lớn). Mô hình trồng dâu giống mới, quy mô 2ha/điểm/10 hộ tham gia. Mô hình nuôi tằm con tập trung với quy mô 2ha/điểm/02 hộ (tương đương 80 hộp trứng tằm giống/năm). Mô hình  tổ chức nuôi giống tằm LĐ 09, tỷ lệ sống trên 90 %.

Mô hình nuôi tằm lớn với quy mô 2ha/điểm/10 hộ. Hộ tham gia mô hình đã tổ chức nuôi lứa thứ nhất, tằm tuổi 3 được cung ứng từ các hộ nuôi tằm con tập trung. Do lứa đầu tiên chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết nắng hạn kéo dài, diện rộng, năng suất chỉ đạt 35kg/ hộp trứng, tuy nhiên, mô hình vẫn cao hơn gấp 2 lần so với phương pháp nuôi truyền thống (12 - 15 kg/ hộp). Các lứa nuôi tiếp theo năng suất kén trung bình đạt 40 kg/hộp trứng.

Qua triển khai mô hình, giống dâu S7 - CB bước đầu thích nghi với điều kiện địa phương, cây sinh trưởng, phát triển tốt trên đất bãi bồi ven sông. Nếu đầu tư chăm sóc đúng mức, năng suất dâu đạt 25 - 30 tấn/ha.

Nuôi tằm con tập trung cho lợi nhuận cao, nhờ hạn chế được bệnh hại tằm, nâng cao năng suất kén, giảm chi phí công lao động, vật tư. Tằm phát dục đều, khỏe mạnh nhờ điều kiện chăm sóc tốt. Lợi nhuận đạt 46.000 đồng/hộp trứng; nếu nuôi khoảng 100 hộp trứng, lợi nhuận đạt 4,6 triệu đồng.

Như vậy, muốn nuôi tằm con tập trung đạt hiệu quả cao, có lãi thì mỗi hộ phải nuôi ít nhất 100 hộp trứng/lứa. Để đạt lợi nhuận cao, phát triển theo chuỗi thì phải nuôi 500 hộp trứng/năm.

Đối với nuôi tằm tuổi lớn (tằm từ tuổi 4 trở đi), 1ha dâu sinh trưởng phát triển tốt có thể nuôi được 50 hộp trứng/năm. Tổng thu 50 hộp trứng đạt 280 triệu đồng/ha; năng suất kén trung bình đạt 40kg/ hộp trứng. Trừ chi phí, thu lãi 141,5 triệu đồng/ha/50 hộp trứng.

Như vậy, sau 01 tháng, mỗi hộ nuôi 01 hộp trứng (tằm lớn) thu lãi 2,83 triệu đồng, cao hơn gấp 2 - 3 lần so với sản xuất cây màu khác. Việc nuôi tằm không nặng nhọc, tận dụng được nguồn lao động trong gia đình. Một hộp tằm lớn chỉ cần 01 người vừa hái dâu, vừa nuôi tằm. Nếu được đầu tư đúng mức, trang thiết bị hỗ trợ nuôi tằm đúng kỹ thuật thì năng suất tằm có thể đạt 45 - 50kg kén/hộp trứng; hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn,  đưa năng suất kén tằm của Quảng Nam ngang bằng với các tỉnh khác.

Nuôi tằm theo phương pháp truyền thống

Mô hình nuôi tằm theo phương pháp truyền thống được Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nông Sơn trình diễn tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn; sử dụng giống tằm LĐ09.

 

tr59b.jpg
Quảng Nam khôi phục nghề Trồng dâu nuôi tằm theo phương pháp truyền thống tại huyện Nông Sơn.

Mỗi hộ trồng khoảng 2.500m2 dâu (5 sào Trung Bộ), sau trồng 6 - 7 tháng có thể nuôi 1 hộp trứng (bước sang năm thứ 2, nếu trồng chuyên canh thì nuôi được 02 hộp trứng/lứa), mỗi năm nuôi 8 lứa, năng suất 1 hộp trứng cho 40kg kén. Như vậy, 1ha dâu nuôi được 32 hộp trứng/năm, cho sản phẩm kén 1.280kg. Giá kén hiện tại 150.000 đồng/kg, thu nhập 192 triệu đồng/ha/năm.

Hạch toán cho thấy, sau 01 tháng, mỗi hộ nuôi 01 hộp trứng thu lợi nhuận 3,07 triệu đồng, cao hơn gấp 4 lần so với sản xuất cây màu; việc nuôi tằm không nặng nhọc, tận dụng được nguồn lao động trong gia đình. Gia đình có 02 lao động, chăm sóc 4-5 sào dâu là vừa.

1ha dâu năm thứ nhất nuôi được 32 hộp trứng/năm, cho sản phẩm kén 1.280kg. Giá kén hiện tại 150.000 đồng/kg, thu nhập 192 triệu đồng/ha/năm; lãi  trên 100 triệu đồng.

ThS. Võ Văn Nghi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, chia sẻ: “Để khôi phục và phát triển thành công nghề trồng dâu nuôi tằm tại Quảng Nam thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề như: Quy hoạch lại sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các mối liên kết theo chuỗi bền vững và gắn với khai thác du lịch để nâng cao giá trị gia tăng của nghề này. Trong đó chú trọng giải pháp “ứng dụng nhanh khoa học - công nghệ vào sản xuất” nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Vì đây là thước đo để nông dân chuyển đổi cây trồng hiện có (làm rau, màu) sang trồng dâu nuôi tằm.

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top