Quảng Nam: Liên kết trồng rừng gỗ lớn tiếp cận chứng chỉ rừng FSC
Xây dựng mô hình liên kết công ty và nhóm hộ trong trồng rừng gỗ lớn tiếp cận chứng chỉ rừng FSC là chủ đề của cuộc hội thảo mới đây được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam.
Với hơn 200.000ha rừng sản xuất, Quảng Nam là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp; là cơ sở cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ…
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển lâm nghiệp Quảng Nam (QNAFOR) đang được dự án Trường Sơn Xanh tài trợ cung cấp cây giống và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trồng mới 860ha và chuyển hóa 1.500ha rừng gỗ nhỏ (từ 4-6 năm tuổi) thành rừng gỗ lớn (từ 8-10 năm tuổi) theo hướng FSC của người dân trên địa bàn 10 xã thuộc 3 huyện: Tiên Phước, Hiệp Đức và Phước Sơn (Quảng Nam).
Ngoài ra, dự án Trường Sơn Xanh cũng tài trợ cho Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (World Wide Fund For Nature - WWF) hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho QNAFOR trong việc thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC đối với diện tích rừng nói trên.
Đại diện lãnh đạo QNAFOR cho biết, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia liên kết với Công ty trong việc đầu tư trồng rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ FSC thì công ty có những chính sách sau: Công ty cung cấp miễn phí cây giống trồng mới 860ha thông qua tài trợ của dự án Trường Sơn Xanh; hỗ trợ tiền nhân công chuyển hóa rừng 01 triệu đồng/ha trên tổng số 1.500ha rừng gỗ nhỏ (từ 4-6 năm tuổi) thành rừng gỗ lớn (từ 8-10 năm tuổi) thông qua gói tài trợ của dự án Trường Sơn Xanh; công ty tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chuyển hóa rừng gỗ lớn… Công ty cam kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân. Nếu gỗ đạt chứng chỉ FSC thì công ty sẽ mua cao hơn từ 10-15% so với giá thị trường tùy theo chất lượng của sản phẩm.
Ông Đoàn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gỗ công nghiệp Quảng Nam phân tích: Người trồng rừng sẽ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp, bởi gỗ làm ra không sợ bị các đầu nậu ép giá, thậm chí được công ty mua với giá cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Có nhà máy tiêu thụ gỗ kéo theo ngành kinh tế lâm nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng chỉ số về công nghiệp cho địa phương. Thứ nữa là người dân yên tâm đầu tư trồng rừng gỗ lớn, sẽ tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác.
Ông Hùng kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình trồng rừng gỗ lớn phải nhanh chóng được cụ thể hóa. Sắp tới, UBND tỉnh phải mạnh mẽ tích tụ đất rừng từ quỹ đất mà địa phương quản lý để cho doanh nghiệp thuê trồng rừng gỗ lớn. Sớm thành lập hội chủ rừng của tỉnh và của huyện hay hợp tác xã để doanh nghiệp làm việc trực tiếp với người đại diện nhằm ký hợp đồng thuê đất lâu dài. Bên cạnh đó, Chính phủ cần triển khai chính sách cho vay vốn trồng rừng đối với doanh nghiệp đầu tư trồng rừng gỗ lớn và chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.