Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 9 năm 2018 | 7:38

Quảng Nam: Ngư dân Cù Lao Chàm trúng đậm cá bạc má

Những ngày này, ngư dân thôn Bãi Hương ở Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp (TP. Hội An) ra khơi với tâm thế phấn khởi vì được mùa cá bạc má.

Cả thôn có 50 hộ hành nghề khai thác trên biển thì đã có 40 hộ trúng đậm cá bạc má đợt này

ca-q-nam-29.jpg

 Cá cập cảng Cù Lao Chàm được thu mua hết         

Từ đầu tuần nay, trung bình mỗi hộ thu nhập từ 3 triệu đồng/đêm. Sản lượng cá dao động 60 - 70kg/ghe, đặc biệt có ngư dân trúng đến hơn 2 tạ cá. Cao điểm là tối 26.9, nhiều hộ trúng mẻ cá lớn.

 Với mức giá dao động 65 - 70 nghìn đồng/kg như hiện nay, trung bình mỗi hộ kiếm được 7 - 10 triệu đồng/đêm. Đây là tin vui hứa hẹn một vụ mùa bội thu trước mắt.

Khánh Hòa: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, người dân phấn khởi

Để giúp các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng lồng bè trên biển giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống, tái sản xuất, tỉnh đã quyết định trích một phần ngân sách hỗ trợ người dân. Huyện Vạn Ninh (Quảng Ngãi) đã tiến hành chi hỗ trợ đúng theo quy định. 

 

long-be-ca-khoa-1989.jpg
 Hỗ trợ người nuôi cá lồng bè trên biển, người dân phấn khởi                
          

Mấy ngày nay, tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh nơi có hàng ngàn hộ NTTS bằng lồng bè bị thiệt hại do cơn bão số 12 năm 2017, từng tốp người từ các đảo hoặc các địa phương khác về đây nhận tiền hỗ trợ. Nhiều người dân cho biết, số tiền 7 triệu đồng tuy không nhiều, nhưng sẽ là nguồn động viên rất lớn, giúp họ trang trải thêm chi phí cho vụ nuôi mới.

Ông Trương Đình Sang (xã Vạn Thạnh) cho biết, sau bão, gia đình ông bị thiệt hại nặng nề, việc khôi phục sản xuất gặp khá nhiều khó khăn. Hiện nay được tỉnh quan tâm hỗ trợ cũng phần nào giúp gia đình vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, toàn huyện có 1.654 hộ NTTS bằng lồng bè trên biển được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 11,6 tỷ đồng. Sau khi nhận nguồn kinh phí hỗ trợ từ tỉnh, việc chi trả được các địa phương tích cực triển khai. Các xã, thị trấn đã thông báo các hộ nằm trong danh sách được phê duyệt đến UBND xã để nhận tiền hỗ trợ.

Đến nay, 99% số tiền đã được giải ngân, dự kiến công tác này sẽ hoàn thành trong tuần. UBND huyện Vạn Ninh cũng cử cán bộ giám sát chặt chẽ quá trình hỗ trợ, đảm bảo chi đủ, chi đúng đối tượng.

Việc nhanh chóng chi trả nguồn kinh phí hỗ trợ không chỉ giúp các hộ ổn định sản xuất, mà còn đảm bảo tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Ngoài những trường hợp đã được hỗ trợ, UBND huyện cũng đã rà soát, tổng hợp danh sách và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ (lần 2) với hơn 500 trường hợp. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện, các trường hợp này kê khai thiệt hại sau ngày 15-1 nên không được cấp trên phê duyệt.

Việc tỉnh thống nhất trích một phần ngân sách, hỗ trợ cho các hộ NTTS bằng lồng bè trên biển, không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị định 02 là nỗ lực rất lớn, nhằm chia sẻ khó khăn với người dân.

Tuy nhiên, đây cũng là bài học đắt giá cho người NTTS bằng lồng bè trên biển trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước. Hiện nay, địa phương đang nỗ lực từng bước đưa hoạt động NTTS của người dân vào vùng quy hoạch, đúng theo quy định.

Ông Võ Lục Phẩm - Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, huyện đang tập trung triển khai Quy hoạch phát triển ngành thủy sản và quy định tạm thời đối với các vùng NTTS bằng lồng bè trên biển đã được UBND tỉnh phê duyệt gắn với tổ chức thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định 02 của Chính phủ.

Quan điểm của địa phương là từ năm nay, toàn bộ các hộ NTTS bằng lồng bè phải thực hiện đầy đủ các quy định, đặc biệt là vấn đề kê khai ban đầu. Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành cắm mốc vùng nuôi; đã có khoảng 40% số hộ NTTS bằng lồng bè vào vùng quy hoạch.

Được biết ngày 26-9, UBND huyện đã họp với các ngành và địa phương yêu cầu đặt panô tuyên truyền các vùng quy hoạch NTTS trên địa bàn và Nghị định 02 của Chính phủ tại nhiều địa điểm để người dân thuận lợi theo dõi, biết để thực hiện đúng các quy định.

Quảng Ngãi: Ngư dân ven biển còn chủ quan phòng chống thiên tai

Đó là tình trạng ngư dân neo đậu phương tiện sai quy định, chằng chống sơ sài; lén lút sử dụng phương tiện công suất nhỏ, trang thiết bị không đảm bảo an toàn để khai thác hải sản giữa lúc mưa bão...

tau-q-ngai-1991.jpg
 Chấp hành quy định, đảm bảo an toàn neo đậu tàu thuyền, hạn chế thiệt hại

 

Những năm qua, dọc tuyến ven biển của tỉnh đã xảy ra hàng chục vụ chìm tàu, hoặc bị hư hỏng nặng do thiên tai gây ra. Riêng mùa mưa bão năm 2017, toàn tỉnh có 8 chiếc tàu bị chìm, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Thực trạng này, ngoài lý do khách quan, nguyên nhân chính xuất phát từ sự chủ quan của ngư dân.

“Tàu hoạt động gần khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai, lại không về nơi tránh trú kịp thời. Vì vậy, nhiều tàu về gần đến cảng thì bị sóng đánh chìm, hoặc gây hư hỏng nặng”.

Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Nghĩa An Lê Văn Phúc cho biết. Điển hình như trường hợp ngư dân N.V.C. Đợt mưa lũ đầu tháng 11.2017, dù Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp thường xuyên thông báo, cập nhật thông tin và diễn biến thời tiết; đồng thời yêu cầu chủ tàu khẩn trương tìm nơi tránh trú an toàn. Song, ông C chậm trễ trong việc tìm nơi neo đậu, tránh trú, nên tàu bị sóng đánh mắc cạn ngay tại cảng Tịnh Hòa.

Còn chiếc tàu của ông V.B thì bị chìm, do xảy ra va đập ngay trong khu neo đậu. Thiệt hại này, ngoài nguyên nhân sóng to gió lớn, còn xuất phát từ sự chủ quan của ngư dân trong việc neo đậu tàu thuyền không an toàn và sai quy định. Theo Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, mùa mưa bão, số lượng tàu thuyền neo đậu quá lớn, nên các cảng biển, khu neo đậu luôn trong tình trạng quá tải.

Chính vì vậy, một số ngư dân neo đậu tàu ở khu vực cấm, hoặc dùng dây thừng buộc vào lan can bờ kè để neo giữ phương tiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn công trình công cộng, mà còn dễ xảy ra va đập tàu thuyền.

Trong khi đó, một số ngư dân khai thác hải sản ven bờ còn lén lút sử dụng phương tiện nhỏ không đảm bảo an toàn, khai thác hải sản giữa lúc mưa bão. Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, việc làm này rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của ngư dân. Tuy nhiên, dù đã được các ngành chức năng tuyên truyền, song một số ngư dân vẫn bất chấp nguy hiểm.

Theo Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, đơn vị đã tích cực sắp xếp, bố trí và hướng dẫn ngư dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trong quá trình neo đậu.

Tuy nhiên, các ngành chức năng và địa phương khu vực ven biển cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai cho ngư dân; vận động ngư dân và chủ tàu trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tàu cá.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định an toàn tàu cá của ngư dân để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top