Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2020 | 15:58

Quảng Ngãi cần khẩn trương khắc phục hạn chế theo khuyến nghị của EC

Tỉnh Quảng Ngãi cần khẩn trương khắc phục những tồn tại trong 4 nhóm vấn đề theo khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) … thì mới có thể sớm gỡ được thẻ vàng.

Sáng 14/2,  Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về IUU làm trưởng đoàn, sau khi đi kiểm tra thực địa (cảng cá, tàu cá, hệ thống giám sát tàu cá…) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về tình hình sản xuất, quản lý hoạt động thủy sản và triển khai thực hiện Luật Thủy sản năm 2017; kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU…
 
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến cuối tháng 12/2019, toàn tỉnh có 5.571 tàu cá với tổng công suất 1.848.979CV, lao động nghề cá khoảng 38.000 người. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2019 là 250.667 tấn, đạt 119,6% kế hoạch.
 
Tính đến 12/02/2020, Quảng Ngãi lắp đặt được 276 thiết bị giám sát hành trình trên tổng số 3.351 tàu cá thuộc diện phải lắp đặt (chiếm 8,27%), trong đó tàu từ 24 mét trở lên là 57 chiếc, từ 15- <24 mét là 219 chiếc; 50 thiết bị Movimar, 117 thiết bị Vifish, 109 thiết bị Thuraya.
 
Hoạt động thủy sản trên địa bàn  gặp nhiều khó khăn
 
Năm 2019, bên cạnh những thuận lợi, tình hình sản xuất, quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn.
 
Đó là, nguồn lợi thủy sản ven bờ và vùng lộng, nhất là nguồn lợi thủy sản tầng đáy, suy giảm nghiêm trọng, làm cho một số nghề chủ lực hoạt động không hiệu quả, hàng trăm tàu cá phải năm bờ, bán không ai mua, nhiều chủ tàu nợ nần chồng chất, ngân hàng xiết nhà, phải bỏ xứ đi làm thuê; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh phát triển chưa tương xứng với lực lượng tàu thuyền; Tình trạng “được mùa mất giá” vẫn liên tục diễn ra, làm cho đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn; Tình trạng khan hiếm lao động đánh bắt hải sản diễn ra ngày càng trầm trọng, đã xuất hiện tình trạng người lao động lừa đảo, chiếm đoạt tiền của chủ tàu…
 
Khu neo đậu tàu thuyền vừa thiếu, vừa yếu
 
Hầu hết các khu neo đậu tàu thuyền tại Quảng Ngãi đều được được xây dựng cách đây khá lâu, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại.
 
Các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản
Các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản

 

Tại cảng neo trú Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi), dù được thiết kế với quy mô cho 350 phương tiện neo đậu, nhưng hiện nay khu vực này cũng đang quá tải, nhất là vào mùa mưa bão.
 
Còn ở khu vực Cửa Đại (TP Quảng Ngãi), nhiều năm qua, cửa biển liên tục bị bồi lấp nghiêm trọng. Ngư dân xã Nghĩa An và xã Nghĩa Phú cũng “than trời” khi tàu thuyền khó di chuyển. Không những thế, việc nạo vét không hiệu quả, tàu cá liên tục bị mắc cạn và hệ lụy là hàng loạt tàu có công suất lớn phải nằm bờ. Còn tàu có công suất nhỏ tranh thủ vượt qua cửa lạch để ra khơi khi thủy triều dâng cao. Nhiều tàu không thể về bên trong cửa để neo đậu, mà phải neo đậu ở cửa biển khác.
 
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, trên đia bàn tỉnh đã được đầu tư các cảng cá và khu neo đậu trú bão cho tàu cá gồm: Cảng cá Sa Huỳnh, Cảng cá Tịnh Kỳ, Cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn, Cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á và Cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa.
 
Việc hình thành các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã tạo thuận lợi cho việc neo đậu, tránh trú bão, tiêu thụ sản phẩm đánh bắt của bà con ngư dân. Tuy nhiên, các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng chưa đáp ứng nhu cầu. Tổng năng lực thiết kế cho tàu thuyền neo đậu tại các cảng do đơn vị quản lý là 1.750 chiếc (Cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa: 350 chiếc; Cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn 500 chiếc, Cảng neo đậu tàu thuyền Mỹ Á: 400 chiếc, Cảng cá Sa Huỳnh: 500 chiếc) trong khi đó, số lượng tàu cá thường xuyên hoạt động và nhu cầu neo đậu tại các cảng khoảng 3.500 chiếc.
 
Bên cạnh đó, luồng vào cảng qua thời gian sử dụng bị bồi lấp dần, làm cho tàu thuyền ra vào cảng rất khó khăn, đặc biệt trong những ngày có sóng to gió lớn.
 
Nhằm từng bước khắc phục những nội dung theo các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư hoàn thiện 04 cảng cá đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố cảng cá chỉ định để xác nhận nguyên liệu thủy sản (chỉ đến 30/9/2020) được hoạt động lâu dài, với tổng kinh phí khoảng 42 tỷ đồng.
 
Triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU 
 
Tại buổi làm việc,  các thành viên trong Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ ra những thiếu sót, các công đoạn chưa thực hiện đúng và đủ quy trình trong truy xuất nguồn gốc và kiểm soát tàu cá ở Quảng Ngãi theo các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU; các Công điện của Thủ tướng, Chỉ thị 689/CT-TTg, Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các Kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia về IUU.
 
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra hồ sơ tại BQL Cảng cá Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi)
Đoàn công tác  kiểm tra hồ sơ tại BQL Cảng cá Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi)

 

Ban quản lý các cảng cá chưa hoạt động đầy đủ, có (ghi chép) kiểm soát tàu thuyền ra, nhưng thiếu kiểm soát tàu thuyền cập cảng. Công tác xác nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản chưa thực hiện đầy đủ qui trình. Quảng Ngãi có 04 cảng cá chỉ định để xác nhận nguyên liệu thủy sản, nhưng chỉ có 02 Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, mà lại thiếu cán bộ Biên phòng tham gia hoạt động tại văn phòng…
 
Đoàn công tác đã đề nghị tỉnh Quảng Ngãi cần khẩn trương khắc phục những tồn tại trong 4 nhóm vấn đề (theo khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp - IUU): tăng cường kiểm tra, quản lý tàu cá; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác và thực thi pháp luật… thì mới có thể sớm gỡ được thẻ vàng.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top