Quảng Ngãi: Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa cho hiệu quả cao
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa” tại xã Tịnh Bắc (huyện Sơn Tịnh) đã giảm được chi phí đầu tư, lợi nhuận cao hơn so với ruộng đại trà trên 2,5 triệu đồng/ ha.
Trong Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung đã xác định lúa là cây chủ lực đối với ngành trồng trọt của huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).
Tuy nhiên, hiện nay bà con nông dân còn sản xuất theo tập quán canh tác cũ, chưa mạnh dạn thay đổi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất như: còn dùng thóc ăn để làm giống; gieo sạ mật độ còn dày; bón phân chưa cân đối, nhất là việc bón thừa đạm; sử dụng thuốc BVTV còn tùy tiện... dẫn đến chi phí đầu vào cao, chất lượng sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế chưa đạt so với yêu cầu. Mặt khác, tình trạng sử dụng nước tưới chưa khoa học, không theo giai đoạn sinh trưởng của lúa, làm lãng phí nước trong điều kiện thiếu nước tưới như hiện nay.
Việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu bền vững là những bất cập của nền sản xuất nông nghiệp hiện nay. Vì vậy, giải pháp tối ưu là phải thiết kế lại đồng ruộng thành những vùng sản xuất tập trung. Từ đó ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học để tạo ra những mặt hàng nông sản chất lượng với khối lượng lớn nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2019, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh phối hợp với HTX DVNN Tịnh Bắc xây dựng mô hình trình diễn “cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa”. Địa điểm thực hiện tại xứ đồng Mốc, thôn Minh Xuân, xã Tịnh Bắc, quy mô 16,58ha, với 139 hộ tham gia.
Giống lúa sử dụng trong mô hình là TBR225 (cấp giống Xác nhận). Lượng giống gieo sạ 90 kg/ha (4,5 kg/sào Trung Bộ). Thời gian gieo sạ từ ngày 03 - 05/01/2019.
Giống lúa TBR225 là giống lúa do Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed chọn tạo, đã được khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm quốc gia, được Hội đồng KHCN Bộ NN&PTNT công nhận chính thức là giống quốc gia năm 2015.
Nhìn chung, nông dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật mà Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh hướng dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mô hình, chỉ có khoảng 30% số hộ bón phân chuồng, còn lại 70% số hộ không có phân chuồng để bón nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đặc biệt là đối với cánh đồng mới cải tạo. Vì thế, năng suất chưa đạt so với tiềm năng năng suất của giống.
Ngày 11/4, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh tổ chức Hội nghị thăm quan , mô hình "cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa" và đánh giá các giống lúa TBR225, TBR279 và TBR117.
Ông Phạm Cao Tùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, cho biết: Qua theo dõi kết quả thực hiện "cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa" tại xã Tịnh Bắc, chúng tôi nhận thấy giống lúa trong mô hình có tỷ lệ nảy mầm cao (>95%), chiều cao cây 105 - 110cm, cây cứng, trổ bông tập trung, bông to, dài, nhiều hạt, hạt thon dài, khối lượng 1000 hạt 24-25g. Các yếu tố cấu thành năng suất (số bông/m2, số hạt chắc/ bông ...) có sự khác biệt rất rõ giữa 2 ruộng mô hình và ruộng nông dân.
Qua việc triển khai mô hình trình diễn cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa trên cánh đồng mới thực hiện dồn điền đổi thửa, chúng tôi đánh giá kết quả đã đạt được như sau: Năng suất lúa trong mô hình trình diễn ước đạt 64,7 tạ/ha, trong khi năng suất của lúa ngoài đại trà trong cùng điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng ước 62,3 tạ/ha.
Giảm được các khoản đầu tư không cần thiết như: Giống, phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc so với sản xuất lúa ngoài đại trà trong cùng điều kiện. Đáp ứng tiêu chí đã áp dụng vào mô hình là sản xuất theo phương pháp “1 phải, 5 giảm”.
Về chi phí, mô hình trình diễn “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa” đã giảm được chi phí đầu tư so với lúa sản xuất ngoài đại trà trong cùng điều kiện là trên 1,1 triệu đồng/ha.
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận ở ruộng mô hình là 13,36 triệu đồng/ha, ruộng nông dân 10,810 triệu/ ha. Như vậy, ruộng mô hình lãi cao hơn so với ruộng của nông dân là 2,55 triệu đồng/ha.
Tại Hội nghị đầu bờ, đa số bà con nông dân tham gia mô hình và các đại biểu đều đánh giá giống lúa TBR225 là giống thích ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh, cứng cây, trổ bông tập trung, bông to dài, nhiều hạt, có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon, nhưng vẫn còn nhiễm nhẹ đối với bệnh đạo ôn.
Qua thực hiện mô hình, giúp bà con nông dân có điều kiện tiếp cận các giống lúa mới có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng nơi đây và hạn chế được các loại sâu bệnh hại...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.