Ngày 22/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực tín dụng ngân hàng, với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp, Hợp tác xã, chủ trang trại đóng trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ nhấn mạnh, Hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực tín dụng ngân hàng được tổ chức nhằm khơi thông dòng vốn tín dụng, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất hợp lý, giúp các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, góp phần quản lý chặt chẽ nợ xấu, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ngãi luôn xác định đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 385 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh lên 4.150 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký đạt trên 12 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ.
Phó chủ tịch cũng cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Điển hình là vấn đề thiếu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, trong khi đó lượng vốn huy động trên địa bàn tại các tổ chức tín dụng rất dồi dào và tăng trưởng ổn định.
Vấn đề thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh này thể hiện rõ nhất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, chủ trang trại. Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có nhiều ưu tiên về lãi suất và tín dụng đối với khu vực này.
Thế nhưng, 9 tháng đầu năm, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp, khởi nghiệp chỉ đạt 6 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ chỉ đạt 96 tỷ đồng. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện còn rất hạn chế, gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi báo cáo kết quả thực hiện Chương trình kết nối Ngân hang - Doanh nghiệp trong thời gian qua và những chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc của mình trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.
Các ngân hàng cũng đã chia sẻ những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay, tín dụng đối với các cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn; các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, cho doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng.
Đại diện các sở, ngành cũng đã tham gia giải đáp những nội dung kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để khơi thông nguồn vốn và ngày càng lành mạnh hóa nguồn vốn tín dụng, đầu tư trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ngãi đang có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Phó chủ tịch chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp. Do vậy, mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục có kế hoạch, dự án tốt để đầu tư vào lĩnh vực này.
Phó Chủ tịch cho rằng, ngoài nguồn vốn tự lực của doanh nghiệp, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp từ phía các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết, tỉnh đề nghị các ngân hàng tích cực triển khai tốt các chính sách tín dụng, kết nối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với thủ tục nhanh gọn hơn, dễ tiếp cận nguồn vốn hơn. Ngoài đối tượng là doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cũng phải tạo điều kiện cho vay đối với đối tượng hợp tác xã, chủ trang trại, các hộ cá nhân, hộ buôn bán nhỏ.
Phó Chủ tịch cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi nhanh chóng triển khai các chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt vấn đề này. Đồng thời, phải có sự phối hợp tích cực với các sở ngành để giải quyết những vấn đề liên quan.
Hải Yến
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…