Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2019 | 15:49

Quảng Ngãi: Hàng ngàn chậu hoa chuẩn bị Tết Nguyên đán 2020

Dù còn hơn 4 tháng nữa mới Tết Nguyên đán nhưng người dân Quảng Ngãi đã tất bật chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2020.

Những ngày này, tại nhiều địa phương chuyên trồng hoa trong tỉnh như các xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thương (Tư Nghĩa); xã Nghĩa Hà, các phường Chánh Lộ, Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi), người trồng hoa đang tất bật chăm sóc cho các chậu, luống hoa phục vụ Tết cổ truyền 2020.

Ông Nguyễn Văn Minh, phường Chánh Lộ, Tp Quãng Ngãi, cho hay: Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2020, từ tháng 4 âm lịch, tôi đã xuống giống 250 chậu hoa hồng, hướng dương, vạn thọ cao và mồng gà.

 

hoa-69.jpg

 Người trồng hoa phải thường xuyên tưới nước, chăm sóc, theo dõi hoa

                 

Ngoài ra, tôi đang ươm mầm hạt giống các loại hoa dạ yến thảo, gấm, triệu chuông... để vào chậu treo.

“Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, ngoài các loại trồng dưới đất, các loại hoa treo được khách hàng rất ưa chuộng, vì màu sắc tươi tắn, đa dạng, lại dễ trưng bày”, ông Minh chia sẻ.

Những năm gần đây, các loại cây cảnh như ớt, khế và nhất là đu đủ, rất thu hút khách hàng. Vào dịp Tết, nhiều gia đình lựa chọn những chậu đu đủ trĩu quả để trưng bày trong nhà.

“Năm nay, tôi trồng 1.000 chậu đu đủ, so với các loại hoa, thời gian chăm đu đủ lâu hơn mới đạt kết quả. Thời tiết những ngày qua nắng gắt, thỉnh thoảng xuất hiện mưa lớn, nên phải chú ý chăm sóc kỹ hơn”, ông Phạm Viết Thành, ở phường Chánh Lộ cho biết.

Bên cạnh các loại hoa mới, tại các làng hoa, dòng hoa truyền thống như cúc các loại, vẫn chiếm ưu thế. Đây cũng là loại hoa chịu ảnh hưởng lớn do thời tiết, bởi phải trồng ngoài trời, nhất là vừa qua nắng nóng kéo dài làm thiệt hại rất nhiều cây giống.

Vì thế, dù mới hơn 7 giờ sáng, ông Trần Văn Bình, ở xã Nghĩa Thương đã lo kéo ống tưới nước cho 1.000 chậu cúc pha lê tại khu đất ở phường Chánh Lộ.

Ông Bình cho biết: “Các loại hoa phù hợp với thời tiết dịu mát, nhưng những ngày qua nhiệt độ cao quá, làm chết gần 800 chậu cúc con. Tôi phải trồng lại, đồng thời thường xuyên tưới nước, theo dõi kỹ quá trình phát triển của cây để đề phòng sâu bệnh”.

Theo kinh nghiệm của bà Phạm Thị Thúy Hoa, người trồng hoa xã Nghĩa Thương, cho hay, để hạn chế cây cúc con bị hư hại do thời tiết nắng nóng, gia đình bà mua cây giống về tự nhân giống, giúp kiểm soát cây giống chất lượng hơn. Ngoài ra, bà còn thường xuyên dùng rạ để ủ, phủ lưới để hạn chế nhiệt độ cao làm chết cây.

Ngoài lo thời tiết nắng nóng, vào những tháng giữa năm, người trồng hoa còn thấp thỏm lo mưa lũ làm ngập úng cuối năm. Vì thế, nhiều hộ trồng hoa ở các xã chọn phương án thuê đất ở những vị trí thuận lợi, cao ráo, để tránh ngập úng, đồng thời, thuận tiện cho xe vận chuyển đến mua hoa với số lượng lớn.

Nghề trồng hoa Tết tất bật quanh năm, từ tháng 2, 3 âm lịch đã lo đúc chậu, sau đó nhân giống cây, rồi phải chăm sóc thường xuyên đến khi trổ hoa đã cận kề Tết.

Tuy chỉ bán vào dịp cuối năm, nhưng đây  là nghề mang lại thu nhập chính cho các hộ chuyên trồng hoa. Vì thế, chúng tôi không chỉ mong thời tiết thuận lợi, mà còn mong được mùa, được giá, để bù lại công sức chăm sóc vất vả suốt cả năm”, bà Hoa trải lòng.

Giữ vững thương hiệu hồng không hạt Quản Bạ   

Huyện Quản Bạ (Hà Giang), đã và đang không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng và giữ vững thương hiệu Hồng không hạt (HKH) để giúp người dân yên tâm sản xuất; góp phần phát triển KT – XH, thoát nghèo bền vững...

 

ho-89.jpg

 Cán bộ xã Nghĩ Thuận, kiểm tra chất lượng hồng, tại thôn Cốc Pục

 

Đặc biệt, từ khi được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, HKH Quản Bạ đã trở thành cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở các xã: Nghĩa Thuận, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn.                                                                                         

Hiện, tổng diện tích cây HKH trên địa bàn huyện là trên 162,5 ha; trong đó, diện tích trái hơn 70 ha, sản lượng ước đạt khoảng 500 tấn.

Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm HKH của huyện Quản Bạ. Nhờ đó,  giá trị HKH được nâng lên, diện tích cây hồng ngày càng được mở rộng.

Nếu như trước năm 2017, giá hồng chỉ  từ 15 - 20 nghìn đồng/kg; thì nay, giá bán tại vườn trên 30 nghìn đồng/kg.

Nghĩa Thuận là xã có diện tích HKH được trồng tập trung nhiều nhất. Hiện, toàn xã có 99,5 ha; trong đó 55 ha đã cho thu hoạch; ước sản lượng đạt trên 5 tỷ đồng.

Toàn xã có 300/700 hộ trồng HKH, với trên 30 hộ cho thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên và 2 hộ đạt trên 150 triệu đồng trở lên; điển hình là hộ anh Vương Trung Hùng và anh Vàng Dung Pháng tại thôn Phín Ủng.

Với hiệu quả kinh tế từ cây hồng, xã Nghĩa Thuận luôn quan tâm mở rộng diện tích, cũng như hướng dẫn người dân chăm sóc, sản xuất theo hướng sạch và an toàn; để thương hiệu HKH luôn được giữ vững.

Ông Lê Thanh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận cho biết: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, khi người dân tự trao đổi, mua bán HKH trên thị trường, dẫn đến thương lái nhập HKH nơi khác về, gắn mác HKH Nghĩa Thuận, Quản Bạ để bán...

Do đó, để giữ vững thương hiệu HKH của huyện nói chung và của xã Nghĩa Thuận nói riêng; ngay từ tháng 7, khi  hồng cho quả, chờ thu hoạch; xã đã ký hợp đồng với anh Vương Trung Hùng, Tổ trưởng tổ thu mua, bao tiêu toàn bộ đầu ra cho bà con, ổn định giá cả thị trường.

Cùng đó, đóng gói bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa HKH Quản Bạ với hồng  các địa phương khác.

Anh Vương Trung Hùng cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã đặt cọc một số tiền cho các hộ ở xã Nghĩa Thuận, để đảm bảo bao tiêu sản phẩm; đồng thời, phối hợp với Trung tâm Trưng bày, giới thiệu và bày bán sản phẩm OCOP của huyện.

Hoàn thành khâu tem, nhãn, mác, bao bì cho sản phẩm; dịp Tết Trung thu năm nay, sản phẩm HKH Quản Bạ đã có sản phẩm bán ra thị trường.

Ngoài ra, HTX Hồng không hạt Quản Bạ cũng tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý, góp phần ổn định giá bán, tránh bị tư thương ép giá.

“Để đa dạng hóa sản phẩm HKH, huyện hỗ trợ và tư vấn cho HTX phát triển thêm sản phẩm hồng sấy và mứt… đồng thời hỗ trợ mẫu mã, bao bì, quảng bá, giới thiệu sản phẩm theo Chương trình OCOP.

Khảo sát, định hướng áp dụng trồng HKH theo hướng VietGAP cho một số diện tích. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, chỉ đạo các ngành tổ chức quản lý hiệu quả Chỉ dẫn địa lý sản phẩm HKH”… ông Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết.

Khảo sát thực địa vùng trồng dược liệu ở Phước Sơn       

UBND tỉnh Quảng Nam, vừa có chuyến thực địa, tại khu vực trồng và  bảo tồn giống sa nhân tím, diện tích 7,5ha thuộc khoảnh 8, tiểu khu 688 (xã Phước Kim, huyện Phước Sơn).

 

sa-66.jpg

Băng bộ qua những con dốc dựng đứng để vào khu vực trồng sa nhân. Ảnh: V. Anh

 

Nằm trong kế hoạch giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, về công tác bảo tồn, phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, trên địa bàn các huyện miền núi, từ năm 2016 đến nay.

Đoàn khảo sát buộc phải di chuyển bằng thuyền trên hồ thủy điện Đăk Mi khoảng 30 phút, sau đó lội bộ băng rừng, một quãng xa nữa mới đến khu vực trồng sa nhân tím.

Theo đó, phía ngoài khu vực trồng sa nhân tím, được rào khá cẩn thận bằng lưới B40. Dưới tán rừng, sa nhân tím được trồng khoảng 9 tháng, đang phát triển khá tốt, nhiều cây mọc thành từng khóm.

Đặc biệt, ở đây còn xuất hiện khá nhiều loài dược liệu quý, mọc tự nhiên như ba kích tím, đảng sâm, sa nhân…

Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Mi, là đơn vị được tiếp nhận vật tư, phân bón, cây giống từ Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam, để trồng bảo tồn, chủ động giống cây sa nhân tím.

Theo đó, từ cuối năm 2018, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Mi đã thuê nhân công vận chuyển, gùi, cõng cây sa nhân tím để  gây trồng.

Tổng số sa nhân đã trồng, hơn 18 nghìn cây, mật độ 2.500 cây/ha, cây cách cây 1,5m, hàng cách hàng 1,6m. Xung quanh khu vực trồng được rào lưới B40, chiều dài 1.420m.

Hiện, theo đánh giá của  chủ đầu tư là Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam, cây sa nhân tím sinh trưởng, phát triển khá tốt, tỷ lệ sống hơn 81%, chiều cao trung bình 50cm.

Ông Nguyễn Văn Tình - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Mi cho biết, đơn giá thuê nhân công chăm sóc, bảo vệ cây sa nhân tím do Trung tâm đưa ra thấp (chỉ 214 nghìn đồng/người/ngày và công bảo vệ 7,5ha gần 1,2 triệu đồng/tháng), trong khi khu vực trồng ở giữa rừng, rất xa khu dân cư, nên gặp khó khăn trong việc thuê nhân công.

Nhiều năm nay, ban quản lý phải tận dụng lực lượng bảo vệ rừng, làm thêm nhiệm vụ bảo vệ khu vực trồng sa nhân. Ông Tình mong muốn, Trung tâm hỗ trợ thêm kinh phí chăm sóc và bảo vệ 7,5ha cây sa nhân tím trong lâm phận.

 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top