Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 6 năm 2017 | 9:42

Quảng Ngãi: Ớt rớt giá, bí đao, bí đỏ “bí” đầu ra, nông dân khốn khó

Việc hàng loạt sản phẩm cây trồng, vật nuôi của nông dân không bán được, giá cả bấp bênh khiến bà con thua lỗ, cuộc sống hết sức khó khăn.

Đang vào thời điểm ớt chín rộ nhưng trên nhiều cánh đồng ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi không mấy người ra đồng thu hoạch, có người bỏ mặc ớt khô ngoài ruộng vì không bán được. Chị Lê Thị Nguyệt ở xã Bình Phước than thở, gia đình chị năm nay trồng mỗi một sào ớt, đầu vụ gặp thời tiết bất lợi, đến kỳ thu hoạch, giá lại giảm sâu xuống còn 6.000 đồng 1kg, chưa bằng một phần 10 giá ớt năm ngoái.

Chị Nguyệt cho rằng, với giá ớt như hiện nay, nếu thuê nhân công hái 150.000 - 170.000 đồng người/ngày thì càng thêm lỗ.

quang ngai ot rot gia bi dao bi do khong co dau ra nong dan khon kho hinh 1
Ớt thu hoạch về không bán được.

"Ớt năm nay có 6.000- 7.000 đồng/1kg. Một ngày hái 30kg bán được 180.000 đồng thì đủ tiền mua phân, thuốc rải phun. Nói chung nhà nông trừ khó khăn lắm. Đi làm mướn thì công ty, công trình nói tuổi này rồi không ai nhận hết" - chị Nguyệt cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phước, huyện Bình Sơn cho biết, vụ ớt năm ngoái, có thời điểm giá ớt tăng lên gần 70.000 đồng/kg mà không có để bán. Chính vì thế, vụ này, bà con trong xã đua nhau bỏ lúa để trồng ớt, nâng diện tích trên địa bàn tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái. Việc người dân ồ ạt trồng ớt bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng khiến giá ớt giảm mạnh.

Ông Đông lo lắng, hiện tại không chỉ ớt, sắn rớt giá, bỏ khô trên ruộng, mà các sản phẩm vật nuôi như bò, lợn cũng “bí” đầu ra. Giá heo hơi giảm chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi lâm cảnh thua lỗ, nợ nần. Ông Nguyễn Văn Đông cho biết, không bám được đồng ruộng, nhiều người đã phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi nơi khác tìm kế sinh nhai.

Theo ông Đông: "Giá cả bấp bệnh như thế thì phần lớn người ta cũng chuyển đổi nghề kiếm việc làm khác. Lao động chính trong gia đình thì người ta chuyển xuống các công ty làm công, lao động phổ thông; còn những người trẻ thì đi vào các doanh nghiệp, đi làm công ty hết, chỉ còn người già, trẻ nhỏ ở nhà".

Có một nghịch lý là, trong khi sản phẩm cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân sản xuất ra bị ùn ứ, chất đống đầy đồng do không có nơi tiêu thụ, thì một số siêu thị ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải đi nơi khác tìm mua nông sản với giá cao về bán cho chính người dân trên địa bàn.

Ông Lê Hồng Ca, Giám đốc siêu thị Co-opmart Quảng Ngãi cho biết: "Các sản phẩm bán tại siêu thị Co-opmart thì phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thông qua kiểm nghiệm theo quy định của nhà nước. Đây cũng là cái vướng đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, chi phí kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm cũng tương đối lớn, cái này cũng là trở ngại khi họ đặt vấn đề với Co-opmart".

Chưa có năm nào, nông dân tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn như năm nay khi vừa đối mặt với thời tiết bất lợi, vừa phải xoay xở với nông sản làm ra liên tục ế ẩm. Tháo gỡ khó khăn trước mắt cho nông dân, cộng đồng, doanh nghiệp cũng đã vào cuộc chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nhưng hiệu quả mang lại không mấy khả quan.

Ông Đặng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận: "Việc nông sản được mùa mất giá, được giá mất mùa liên tục xảy ra là do ngành chức năng chưa định hướng được cho người nông dân nuôi con gì, trồng cây gì và tiêu thụ ở đâu. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa kết nối được thị trường dẫn đến nông sản người nông dân sản xuất ra luôn bị động trong khâu tiêu thụ sản phẩm"

Định hướng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chúng tôi gắn nhà doanh nghiệp cùng với nhà nông. Doanh nghiệp có nhiệm vụ cung ứng giống, khoa học công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chúng tôi sẽ hỗ trợ định hướng cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ nông dân thực hiện chủ trương đó.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top