Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2020 | 16:4

Quảng Ngãi: Triển khai dự án thực nghiệm mô hình chế biến mực xà

Quảng Ngãi sẽ cải tiến phương thức khai thác, bảo quản mực xà tươi trên tàu khai thác và chế biến sản phẩm từ mực xà nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chiều 15/6, tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), Công ty TNHH MTV Minh Quang tổ chức Hội nghị triển khai dự án thực nghiệm mô hình chế biến mực xà tại huyện Bình Sơn. 
Đội tàu chuyên khai thác mực khơi của xã Bình Chánh
Đội tàu chuyên khai thác mực khơi của xã Bình Chánh

 

Mực xà có tên khoa học là Sthenoteuthis oualaniensis, là loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm phân bố ở một số địa phương duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… và có nhiều ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Đuôi mực xà có màu đen sậm, dày, xòe to như đuôi cá. Mực xà sau khi phơi khô có vị hơi đắng, không ngon, ngọt và mềm như loại mực khô thông thường, mực xà ăn được, nhưng không ngon (vị hơi chát, cứng, khó nhai) nên ít dùng. Mực xà Hoàng Sa có đặc điểm phơi khô lên có màu hơi đen, vị hơi nhẫn, thị trường trong nước không chuộng vì chế biến không tốt.
 
Nghề câu mực xà thường cách bờ trên 150 hải lý với độ sâu trên 800 m nước, thời gian đánh bắt từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 9 năm sau. Nghề câu mực xà xuất hiện từ những năm 1990, lúc đầu phương tiện đánh bắt còn nhỏ, sản lượng đánh bắt và hiệu quả sản xuất còn thấp, nay đã có cải thiện.
 
Quảng Ngãi có khoảng 70 chiếc tàu khai thác mực xà, tập trung chủ yếu tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, với sản lượng hàng năm khoảng 4.500 tấn mực khô. Nghề khai thác mực xà tập trung khoảng 3.000 ngư dân địa phương. Vài năm gần đây, đội tàu chụp mực được hình thành và phát triển, sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 1.000 tấn mực tươi.
 
Mực xà khô chủ yếu được thương lái mua, xuất bán sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Nhưng từ đầu năm 2019, phía Trung Quốc chỉ chấp nhận tiêu thụ qua đường chính ngạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lượng mực khô còn tồn đọng trong nhà ngư dân và tại các nậu vựa ngày càng tăng, với sản lượng khoảng hơn 2.000 tấn mực khô. Việc mực bị tồn đọng, không tiêu thụ được đã khiến ngư dân và các cơ sở thu mua mực khô gặp nhiều khó khăn.
 
Việc mực bị tồn đọng, không tiêu thụ được đã khiến ngư dân và các cơ sở thu mua mực khô gặp nhiều khó khăn
Việc mực bị tồn đọng, không tiêu thụ được đã khiến ngư dân và các cơ sở thu mua mực khô gặp nhiều khó khăn

 

Xuất phát từ thực trạng và tính cấp thiết trên, nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng Dự án: “Thực nghiệm mô hình chế biến mực xà tại huyện Bình Sơn”. Thời gian thực hiện từ tháng 5/2020 đến tháng 11/2021.
 
Mục tiêu chung của Dự án là ứng dụng KHCN cải tiến phương thức khai thác, bảo quản mực xà tươi trên tàu khai thác và chế biến sản phẩm từ mực xà nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 
Nội dung chính của dự án gồm: Đánh giá hiện trạng khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ mực xà tại huyện Bình Sơn; Xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong khai thác, chế biến và tiêu thụ mực sản phẩm theo hướng bền vững…
 
Ký kết hợp đồng liên kết khai thác, sơ chế, tiêu thụ mực xà giữa Công ty Minh Quang và chủ tàu khai thác mực xà.
Ký kết hợp đồng liên kết khai thác, sơ chế, tiêu thụ mực xà giữa Công ty Minh Quang và chủ tàu khai thác mực xà.

 

Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết hợp đồng liên kết khai thác, sơ chế, tiêu thụ mực xà giữa Công ty TNHH MTV Minh Quang và chủ tàu khai thác mực xà.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top