Quất tạo hình Tôn Ngộ Không có đặc điểm là luôn thu hút được người xem, bán được giá cao, trung bình 4 triệu đồng/cặp.
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2016, người dân “vương quốc” hoa kiểng ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang tất bật chăm bón tắc (hay còn gọi là quất) để phục vụ Tết Nguyên đán.
Do là năm Bính Thân nên ngoài tạo hình những con vật truyền thống như rồng, lân, phụng, … thì người dân nơi đây còn tạo hình nhiều con khỉ độc đáo, thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều người.
Anh Võ Văn Phí (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách) chia sẻ: “Để tạo ra một cây quất có hình con khỉ thường phải mất từ 3 - 5 ngày. Quất tạo hình có đặc điểm là luôn thu hút được người xem, bán được giá cao, trung bình 4 triệu đồng/cặp” - anh Phí cho biết.
Còn ông Nguyễn Văn Vị - một nghệ nhân có tiếng tại địa phương cho biết, sẽ đưa ra thị trường Tết năm nay 10 cặp quất được tạo hình khỉ “tề thiên”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.