Sản xuất sạch hơn giai đoạn 2016 – 2020 và kết nối cung cầu Hà Tĩnh năm 2020
Sáng 27/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn giai đoạn 2016 – 2020 và kết nối cung cầu Hà Tĩnh năm 2020.
Chương trình khuyến công địa phương và kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đã được Hà Tĩnh triển khai tích cực, góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã thu hút các dự án đầu tư lớn; từng bước hình thành chuỗi sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Giai đoạn 2016-2020, Hà Tĩnh có 109 đề án khuyến công được triển khai với tổng kinh phí hỗ trợ là 23.292,2 triệu đồng. Trong đó: khuyến công quốc gia hỗ trợ thực hiện 10 đề án, khuyến công địa phương có 99 đề án với tổng kinh phí là 12.252,2 triệu đồng. Tổng kinh phí huy động đối ứng để thực hiện các đề án khuyến công là 320 tỷ đồng.
Gian hàng của HTX Sản xuất, chế biến và dịch vụ thủy hải sản Hoài Yến, xã Thạch Lạc, huyện Thạch HàCác gian hàng được trưng bày bắt mắt, thu hút đại biểu tham quan.
5 năm qua, Hà Tĩnh đã tổ chức 3 lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp, qua đó có 12 biên bản được ký kết, góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đến các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã trao bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh cho 3 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến công và SXSH giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời, xây dựng 5 điểm bán hàng Việt Nam ở nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ hơn 50 sản phẩm quảng bá trên sàn www.hatinhonline.vn; dacsan.hatinh.vn; xây dựng và bàn giao 15 website thương mại điện tử cho các doanh nghiêp và hộ kinh doanh...
Trao logo 2 sao cho 25 doanh nghiệp của 32 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh.Trao logo sản phẩm 4 sao cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia.
Trên cơ sở chương trình khuyến công quốc gia, chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025,định hướng: hỗ trợ thành lập mới khoảng 20-30 doanh nghiệp công nghiệp; hỗ trợ trên 10 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; tổ chức 3 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh sử dụng kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho khoảng 30 sản phẩm CNNT…
Dịp này, 25 cặp đối tác là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà phân phối đã ký bản thỏa thuận hợp tác đầu tư và mua bán sản phẩm của nhau
Giai đoạn 2021-2025, Hà Tĩnh đặt một số mục tiêu: xây dựng, áp dụng 20 - 30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của một số ngành sản xuất; trên 80% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường…
Dịp này, 25 cặp đối tác là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà phân phối đã ký bản thỏa thuận hợp tác đầu tư và mua bán sản phẩm của nhau.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.