Xoài chính thức trở thành loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với 74,26% thị phần; tiếp đến là Mỹ chiếm 3,16%; Hàn Quốc chiếm 3,03%; Nhật Bản chiếm 2,53%...Đáng chú ý, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Australia tăng 39,9%; Hà Lan tăng 29,22%; Hàn Quốc tăng 25,53% và Pháp tăng 24,81%.
Trong tháng 4, lô xoài đầu tiên của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ với khối lượng 8 tấn. Xoài chính thức trở thành loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long. Đây cũng là kết quả của quá trình đàm phán gian nan suốt 10 năm.
Mở cửa thị trường Mỹ đã tạo thêm cơ hội không nhỏ cho xoài Việt Nam. |
Quả xoài muốn xuất khẩu vào Mỹ phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ… Mở cửa thị trường Mỹ đã tạo thêm cơ hội không nhỏ cho xoài Việt sau khi mặt hàng này đã được xuất khẩu tới hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
Với riêng thị trường Trung Quốc, cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu măng cụt của Việt Nam. Đây là loại trái cây thứ 9 được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này (sau thanh long, vải, dưa hấu, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm).
Trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị nhập khẩu rau quả của thị trường Trung Quốc đã tăng lên 3,1 tỷ USD, vượt 26% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng nhanh nhất là măng cụt (tăng 600%). Dự báo, năm 2019 thị trường Trung Quốc sẽ NK trái cây với giá trị vượt 10 tỷ USD./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.