Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 2 năm 2019 | 11:38

Xuất khẩu trái cây: Niềm vui lớn và những trăn trở

Đầu năm 2019, ngành nông nghiệp và nhà vườn đón nhận tin vui khi trái xoài tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều loại trái cây xuất sang Trung Quốc sẽ gặp khó khi nước này mở rộng diện tích trồng.

 

tr7a.jpg

Sau 10 năm đàm phán, trái xoài Việt Nam đã được phép nhập khẩu vào Mỹ.

 

Xoài chính thức được cấp phép vào Mỹ

Cục Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) vừa công bố đồng ý nhập khẩu xoài của Việt Nam vào thị trường nước này. Đây là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, sau vải thiều, nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long. Đồng thời, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thứ 40 của trái xoài Việt Nam.

Tuy nhiên, để trái xoài Việt Nam được phép xuất khẩu vào Mỹ không dễ dàng, nhà vườn, các địa phương và doanh nghiệp phải mất 10 năm  kiên trì đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường khó tính nhất nhì thế giới mới có trong tay “giấy thông hành” chính thức vào thị trường nhập khẩu tiềm năng này.

Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, cho biết, xoài Việt Nam có khả năng cạnh tranh khá tốt so với xoài các nước. Nhưng với thị trường Mỹ lại rất đặc biệt, bởi đây là thị trường có ảnh hưởng rất lớn từ nguồn hoa quả tại Mexico, đất nước có sản lượng xoài lớn nhất khu vực châu Mỹ, tương đương mức 1,5 tấn/năm. Đặc biệt, không riêng với xoài, Mexico còn nổi tiếng với nguồn hoa quả tiêu chuẩn chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo ông Thắng, để có thể “chen chân”  vào thị trường khó tính hàng đầu thế giới này, Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các yêu cầu, tiêu chuẩn bắt buộc như quy hoạch vùng trồng, các nhà máy đóng gói, xử lý và tiêu chuẩn chiếu xạ, sản phẩm xoài Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hàng rào kỹ thuật này.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T, cho biết, công ty sẽ tiên phong xuất khẩu xoài vào thị trường Mỹ, với số lượng ban đầu khoảng 10 tấn xoài cát Chu và xoài tượng. Sau đó, nếu tiêu thụ tốt, sẽ tăng số lượng cho thị trường này.

Mỹ là thị trường quen thuộc với Vina T&T trong nhiều năm qua. Hiện Vina T&T chiếm tới 50% số lượng trong khoảng 15 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trái cây tươi vào thị trường Mỹ.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, từ đầu tháng 4/2018, UBND tỉnh đã thống nhất liên kết với Công ty XNK Chánh Thu ở Bến Tre tiến hành chọn các hộ nông dân trồng xoài tại xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới) để trồng theo VietGAP. Đồng thời, tiến hành liên kết với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II để khảo sát hiện trạng và cấp mã code cho các hộ dân xuất khẩu xoài ba màu ăn tươi sang thị trường Úc và Mỹ. Chính nhờ có sự vào cuộc của các cấp, ngành, trái xoài mới có được “tấm vé” vào Mỹ.

Hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng 400.000 tấn xoài tươi, chủ yếu từ các quốc gia châu Mỹ như: Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatamala, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, đây là cơ hội cho người trồng xoài Việt Nam.

Trung Quốc mở rộng diện tích trồng dưa hấu

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, lượng dưa hấu nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 2014 đến đầu năm 2018 bình quân đạt trên  200 ngàn tấn/năm với kim ngạch khoảng 30 triệu USD/năm. Tuy nhiên, nước này đang có xu hướng giảm nhập khẩu do diện tích trồng dưa hấu trong nước gia tăng.

 

tr7.jpg
Diện tích trồng dưa hấu Trung Quốc được mở rộng nên dưa hấu  Việt Nam nhập khẩu sẽ gặp khó.

 

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), diện tích trồng dưa hấu tại Trung Quốc hiện vào khoảng 2 triệu hecta, chiếm 10% tổng diện tích trồng cây ăn quả của nước này, với sản lượng bình quân khoảng 73 - 75 triệu tấn/năm. Hiện, có 22 tỉnh, thành phố của Trung Quốc có diện tích canh tác dưa hấu.

Sản xuất dưa hấu ở Trung Quốc đang chuyển mạnh từ các điểm sản xuất nhỏ lẻ sang những vùng trồng lớn, có điều kiện tự nhiên phù hợp. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, vừa có thể áp dụng cơ giới hóa và công nghệ cao trong sản xuất, giúp tăng năng suất và sản lượng, vừa đảm bảo chất lượng và đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Thời gian thu hoạch dưa hấu tại Trung Quốc kéo dài từ cuối tháng 4 đến khoảng tháng 9 hàng năm, so với mùa vụ thu hoạch dưa hấu của Việt Nam chênh lệch không đáng là bao. Hải Nam là địa phương vào vụ dưa sớm nhất; tiếp theo là Quảng Tây, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông...  Do đó, thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng cường nhập khẩu dưa hấu trong giai đoạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Từ tháng 5/2018, Trung Quốc đã tăng cường công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc đối với trái cây nhập khẩu nói chung và dưa hấu nói riêng thông qua các quy định yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc tiến hành đăng ký mẫu tem nhãn truy xuất nguồn gốc tại cơ quan Hải quan Trung Quốc và dán tem nhãn này trên các sản phẩm/bao bì trái cây nhập khẩu.

Trước đây, dưa hấu Việt Nam xuất sang Trung Quốc thường sử dụng rơm làm vật liệu lót, nhưng từ tháng 5/2019 trở đi, vận chuyển dưa hấu phải sử dụng các chất liệu đệm, lót không gây hại, không có sinh vật truyền nhiễm như xốp lưới thì mới được chấp thuận nhập khẩu. Đây là một trong những quy định mới của Trung Quốc nhằm đảm bảo chất lượng dưa hấu khi nhập khẩu vào thị trường đạt chất lượng, đồng thời cũng bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đăng tải “Danh sách các vườn trồng 8 loại trái cây”, trong đó có dưa hấu và “Danh sách các cơ sở đóng gói của Việt Nam” được phép xuất khẩu chính thức vào Trung Quốc trên hệ thống thông tin của cơ quan này.

Để giảm thiểu rủi ro và bảo đảm xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị nông dân, thương nhân sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản, trái cây nói chung, dưa hấu nói riêng, chủ động phối hợp với các nhà nhập khẩu Trung Quốc nghiên cứu và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Trong trường hợp vườn trồng trái cây và doanh nghiệp đóng gói chưa nằm trong danh sách đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc đăng tải, doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với Bộ Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn cụ thể.

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc trong xuất khẩu nông sản. Văn bản của UBND tỉnh Lạng Sơn nêu rõ, từ ngày 1/5/2018, phía Trung Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu. Doanh nghiệp Trung Quốc xin nhập khẩu nông sản, trái cây từ Việt Nam và Thái Lan đều phải có giấy phép của cơ quan chức năng với đầy đủ thông tin sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói.

Để trái cây Việt Nam nói chung, dưa hấu nói riêng, có thể chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, đòi hỏi nông dân, doanh nghiệp, nhà máy chế biến  phải tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu trồng trọt đến chế biến, đóng gói. Nếu làm tốt việc này, không chỉ có dưa hấu mà những trái cây khác không chỉ có chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc mà còn có thể xâm nhập nhiều thị trường khác có nhu cầu nhập khẩu trái cây Việt Nam.

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top