Ngày 13-2, UBND TP Cần Thơ đã có cuộc họp với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lúa gạo và 13 ngân hàng (có chi nhánh tại TP Cần Thơ) để bàn giải pháp, kế hoạch hỗ trợ người dân trước tình hình giá lúa đông xuân 2019 giảm.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 1.123/81.264 ha lúa thu hoạch. Trong 81.264 ha diện tích xuống giống, chỉ hơn 21.000 ha có hợp đồng tiêu thụ, còn lại phụ thuộc vào thương lái. Sau Tết, giá lúa đông xuân có xu hướng giảm, hiện còn khoảng 4.300 đồng/kg. Phía các ngân hàng cho biết sẽ có báo cáo khẩn đến cơ quan chủ quản để xin ý kiến cho nâng hạn mức cho vay, đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các doanh nghiệp (DN) để thu mua lúa trong dân.
Thu hoạch lúa tại ĐBSCL. Ảnh: ANH HÀO
Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nhấn mạnh: "Đối với DN lớn, đề nghị ngân hàng xem xét nâng hạn mức cho vay, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Riêng DN nhỏ và vừa, giám đốc Sở Công Thương chủ trì cuộc họp với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ vốn cho những DN này thu mua lúa trong dân". Ông Nam cũng yêu cầu sở - ngành có liên quan tiếp cận nắm thông tin thị trường lúa gạo từ các bộ, ngành trung ương về báo lại cho DN càng sớm càng tốt. Đặc biệt là các cuộc đàm phán quan trọng, chính sách mới của những thị trường có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, ví dụ như Trung Quốc.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…