Cà phê Sơn La là một trong 20 sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Việt Nam. Được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.
Tại Hội thảo “thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La” diễn ra mới đây cho thấy, tỉnh này có nhiều điều kiện để phát triển cây cà phê.
Sơn La có độ cao trung bình trên 600m so với mặt nước biển, tuy không được trồng ở vùng đất đỏ bazan và không nằm ở độ cao lý tưởng như các tỉnh Tây Nguyên, song Sơn La có các nhóm đất đỏ vàng thích hợp với cây cà phê Arabica phát triển trên các sườn dốc của các dãy núi thấp hoặc trên các vùng đồi bát úp của cao nguyên Sơn La-Nà Sản.
Cây cà phê chè (Arabica) thường có giá trị cao gấp 1,5-2 lần so với cây cà phê vối (Robuta). Chính vì vậy, trong những năm gần đây, diện tích cà phê tại Sơn La ngày càng được mở rộng. Theo Thống kê đến năm 2021, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt gần 18.000ha, sản lượng đạt gần 30.000 tấn. Cà phê chủ yếu tập trung ở 03 huyện, thành phố gồm: Mai Sơn, Thuận Châu, thành phố Sơn La. Trong đó, trên 16.500 ha cà phê được cấp chứng nhận UTZ; 2.934 ha sản xuất theo tiêu chuẩn 4C; 88 ha được cấp chứng nhận VietGAP; 97 ha cà phê đặc sản. Cà phê Sơn La đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Năm 2017, sản phẩm cà phê Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Sơn La" cho 03 loại sản phẩm gồm: cà phê nhân sống; cà phê hạt rang và cà phê bột. Đến nay, đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho 6 tổ chức sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn toàn tỉnh. Cà phê Sơn La là một trong 20 sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Việt Nam. Được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.
Hiện, Sơn La có 07 cơ sở sơ chế cà phê nhân theo quy mô công nghiệp tổng sản lượng quả chế biến trên 90.000 tấn quả tươi/năm (chiếm gần 50% sản lượng quả toàn tỉnh) chủ yếu được chế biến bằng phương pháp ướt; có 05 đơn vị chế biến sâu sản phẩm cà phê 500-1000 tấn/năm.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn, diện tích cà phê phát triển khá nhanh, một số diện tích còn phân tán, việc chuyển đổi cơ cấu giống còn hạn chế, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; canh tác cà phê còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp dẫn đến việc thực hiện áp dụng các quy trình kỹ thuật chưa mang tính bền vững; sản xuất cà phê chưa gắn với thích ứng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư thâm canh của người sản xuất.
Chuỗi giá trị của ngành hàng từ sản xuất, kiểm soát chất lượng đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại chưa gắn kết chặt chẽ; các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh cà phê bộc lộ nhiều mặt hạn chế; sơ chế, chế biến cà phê quy mô nông hộ và các cơ sở chế biến khác còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến môi trường.
Trước những khó khăn nói trên, các đại biểu đã trao đổi xung quanh các vấn đề như: công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh; công tác thẩm định công nghệ, nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý chất thải; thực trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê; công tác bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và giải pháp đảm bảo cấp nước kho có sự cố môi trường; đánh giá một số kết quả ứng dụng một số công nghệ xử lý nước thải; các phụ phẩm khác của cây cà phê và phương án xử lý...
Sau hội thảo, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La sẽ tổng hợp, đề xuất các giải pháp, xây dựng cơ chế, chính sách với tỉnh nhằm phát triển cà phê bền vững gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…