Theo Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021 - 2025, diện tích cây ăn quả tỉnh Sơn La đạt 104.842 ha, sản lượng 596.530 tấn; tỉnh phấn đấu trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ƯDCNC, chế biến của vùng Tây Bắc.
Đề án nhằm phát triển cây ăn quả phải theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế vùng, miền theo hướng chuyên canh, an toàn, bền vững gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; ứng dụng nhanh thành tựu khoa học công nghệ cao, công nghệ mới về giống,... công nghệ sinh học, canh tác và thu hoạch, phấn đấu trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến của vùng Tây Bắc.
Phát triển cây ăn quả theo hướng an toàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn kết với đầu tư tăng nhanh năng lực công nghiệp bảo quản, chế biến sâu; chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn cùng với nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng với yêu cầu sản xuất hàng hóa và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
Hình thành vùng sản xuất nguyên liệu trái cây quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Sơn La. Phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị trái cây đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu trái cây phục vụ chế biến và xuất khẩu; tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của các hộ sản xuất cây ăn quả trong tỉnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo quy mô tập trung, an toàn, bền vững, hiệu quả; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học thông qua liên kết sản xuất các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với hộ dân, nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu.
Năm 2025, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt 104.820 ha, sản lượng 596.530 tấn, trong đó diện tích cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu là 15.000 ha; diện tích vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy 54.000 ha cây ăn quả các loại, đến năm 2030 là 75.000 ha đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản; xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực lĩnh vực trồng trọt; nhãn hiệu các sản phẩm trồng trọt đã được bảo hộ, các sản phẩm OCOP.
Đề án được thực hiện dự kiến có khoảng 450 hợp tác xã trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La được liên kết sản xuất hình thành các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến; khoảng 6.000 thành viên HTX được hưởng lợi; ước khoảng 4 nhà máy chế biến quả đi vào hoạt động tham gia đầu tư liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm quả phục vụ chế biến, dự kiến có 30.000 hộ dân được hưởng lợi.
Phấn đấu giá trị sản lượng trên 1 ha đối với mô hình cây ăn quả có đầu tư thâm canh bình quân đạt trên 150 triệu đồng/năm. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác ứng dụng công nghệ cao nhiều hơn 2 lần so với canh tác có đầu tư thâm canh.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 260.800 triệu đồng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.