Chi phí trồng su hào 1.000 đồng một củ nhưng giá bán chỉ còn 500 đồng nên người trồng vừa bán tống bán tháo vừa nhổ bỏ, dùng làm phân bón và cho heo ăn.
Xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội có tổng cộng 230ha đất trồng rau, trong đó riêng số đất trồng su hào là hơn 200ha, chiếm khoảng 87%.
Một năm đều đặn 4 vụ, cứ mỗi 1 sào đất (360m2) tại đây cho thu hoạch khoảng 1,8 tấn su hào. Số rau của này thường cung cấp cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Nhà bà Nguyễn Thị Lộc (thôn Trung Oai, xã Tiên Dương) có 2 sào trồng su hào, tổng cộng được 3.000 cây thì phải bỏ đi 1.000 cây.
"Củ to ngon thì mới được mức giá 500 đồng/củ, một túi 20 củ chỉ có 10.000 đồng. Ấy vậy mà phải nài nỉ mãi họ mới chịu đánh xe xuống lấy cho", bà Lộc ngán ngẩm nói.
Bà cho biết tổng chi phí cho 1 sào su hào là hơn 1 triệu đồng, gồm tiền giống, thuốc, phân bón,… Với mức giá su hào xuống thấp như hiện nay, bà đành chấp nhận gần 2 tháng trời chăm bón không công.
Giá bán buôn cho các chủ xe ôtô vào mua quá rẻ, vào khoảng 500-800 đồng/củ khiến nhiều người xót xa và đành chấp nhận tự đem su hào đi tiêu thụ tại các chợ. Giá bán lẻ tại chợ cao hơn, vào khoảng 1.000 đồng - 1.200 đồng/củ.
Bà Nguyễn Thị Liên (thôn Trung Oai, Tiên Dương) cho hay, tính ra chi phí mỗi củ su hào nhà bà là 1.000 đồng/củ, nếu như bán cho các xe buôn với giá 500 đồng/củ thì chắc chắn lỗ nặng.
Vì thế nhiều người dân hoặc đưa lên chợ bán, hoặc cho heo ăn và nghiền làm phân bón.
Theo quan sát, các ruộng rau đã thu hoạch còn bỏ lại rất nhiều su hào cỡ vừa và nhỏ, các củ bị một chút nứt hoặc xây xước cũng không được chọn bán.
Thậm chí nhiều khu vực người dân không buồn thu hoạch, bỏ mặc cho su hào mọc chen với cỏ dại, các loại sâu bệnh và chuột tha hồ quấy phá.
Những mùa trước, giá su hào ổn định, khoảng 2.000-3000 đồng/củ, có thời điểm lên tới 6.000-7.000 đồng/củ.
Ông Trần Văn Sáng, Chủ tịch UBND xã Tiên Dương cho biết, xã này có 4.700 hộ thì có 2.000 hộ trồng rau.
Những năm thuận lợi, mỗi hộ có thu nhập từ 70-100 triệu đồng, nhưng năm nay giá su hào tuột dốc nên chỉ còn khoảng một nửa.
Theo ông Sáng, lý do giá rau vụ này, đặc biệt là giá su hào giảm sâu và lâu như vậy là do gần đây thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh giúp cây phát triển nhanh cho sản lượng cao kết hợp với nhiều nơi xoay sang trồng su hào khiến cho nguồn cung vượt quá khả năng tiêu thụ, dẫn đến giá rau giảm mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…