Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Nam Đông và TX. Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) xuất hiện tình trạng thương lái tìm đến từng vườn mua cau non với giá 12.000 đồng/kg, sau đó sấy khô và xuất bán sang Trung Quốc.
Thu mua với số lượng lớn
Có mặt tại thôn Giáp Nhì (phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, Thừa - Thiên Huế), PV. tìm đến cơ sở thu mua của ông Phạm Sinh nằm trên địa bàn. Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Sinh cho biết: “Trung bình mỗi ngày, cơ sở tôi nhập vào khoảng 2 tấn cau non từ các thương lái với giá 12.000 đồng/kg. Sau khi nhập cau non vào, tôi thuê người trong thôn tách cau ra khỏi buồng đóng vào bao xuất ra các đại lý ở phía Bắc với giá 20.000 đồng/kg để xuất sang Trung Quốc. Mùa thu mua cau non bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12”.
“Cau non khi được sơ chế, sấy khô thì được người Trung Quốc mua về chế biến kẹo cau xuất sang các nước châu Âu”. Ông Sinh cho biết thêm.
Thương lái chở cau đến cơ sở ông Phạm Sinh để nhập
Ngoài cơ sở ông Sinh, cơ sở ông Phạm Cường ở thôn Giáp Nhì (phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) cũng thu mua cau non với số lượng rất lớn. Hàng ngày, cơ sở thu mua khoảng 10 tấn cau non, thuê khoảng 10 nhân công tách cau khỏi buồng.
Tại cơ sở này, cau non thu mua về sẽ được đưa vào lò sấy khô, sau đó phân loại đóng bao xuất bán sang Trung Quốc với giá 100.000-120.000 đồng/kg.
Công nhân đang tách cau ra khỏi buồng
Từ khi phong trào thu mua cau non xuất hiện, nhiều người dân biết trèo cau ở địa phương đã trở thành những người đi thu mua rồi bán lại cho các cơ sở tập kết cau để kiếm lời. Trung bình, mỗi ngày một người kiếm từ 200.000 đến 400.000 đồng.
“Tái diễn kịch bản”
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, Ông Nguyễn Xuân Chinh - Phó chủ tịch phường Hương Văn (thị xã Hương Trà) cho biết: “Cách đây hai năm, trên địa bàn cũng từng xảy ra hiện tượng thương lái ồ ạt thu mua cau non xuất sang Trung Quốc. Lúc đó, nhiều thôn trên địa bàn phường đều có cơ sở thu mua cau non từ các hộ dân và thu mua với số lượng lớn”.
Đa số là cau non nhưng vẫn được thương lái thu mua
“Hiện nay, trên địa bàn phường chỉ còn hai cơ sở ở thôn Giáp Nhì là có thu mua cau, còn thu mua cau non hay cau già, chúng tôi cần tìm hiểu thêm. Nhiều hộ dân tranh thủ việc đồng áng ít cũng đi thu mua cau về nhập cho hai cơ sở này kiếm lãi. Do số lượng người đi thu mua không cố định nên phường không nắm rõ. Tới đây, chúng tôi sẽ cử cán bộ nông nghiệp xã cùng ban chấp hành các thôn trực tiếp tìm hiểu và xác minh sự việc để báo cáo lên Phòng Nông nghiệp huyện sớm có những giải pháp nhằm giúp đỡ người dân phát triển kinh tế vườn", ông Chinh nói thêm.
Phan Tiến
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…