Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 10 năm 2017 | 10:52

Tái diễn kịch bản “thương lái mua cau non xuất sang Trung Quốc”

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Nam Đông và TX. Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) xuất hiện tình trạng thương lái tìm đến từng vườn mua cau non với giá 12.000 đồng/kg, sau đó sấy khô và xuất bán sang Trung Quốc.

Thu mua với số lượng lớn

Có mặt tại thôn Giáp Nhì (phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, Thừa - Thiên Huế), PV. tìm đến cơ sở thu mua của ông Phạm Sinh nằm trên địa bàn. Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Sinh cho biết: “Trung bình mỗi ngày, cơ sở tôi nhập vào khoảng 2 tấn cau non từ các thương lái với giá 12.000 đồng/kg. Sau khi nhập cau non vào, tôi thuê người trong thôn tách cau ra khỏi buồng đóng vào bao xuất ra các đại lý ở phía Bắc với giá 20.000 đồng/kg để xuất sang Trung Quốc. Mùa thu mua cau non bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12”.

“Cau non khi được sơ chế, sấy khô thì được người Trung Quốc mua về chế biến kẹo cau xuất sang các nước châu Âu”. Ông Sinh cho biết thêm.

Thương lái chở cau đến cơ sở ông Phạm Sinh để nhập

Ngoài cơ sở ông Sinh, cơ sở ông Phạm Cường ở thôn Giáp Nhì (phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) cũng thu mua cau non với số lượng rất lớn. Hàng ngày, cơ sở thu mua khoảng 10 tấn cau non, thuê khoảng 10 nhân công tách cau khỏi buồng.

Tại cơ sở này, cau non thu mua về sẽ được đưa vào lò sấy khô, sau đó phân loại đóng bao xuất bán sang Trung Quốc với giá 100.000-120.000 đồng/kg.

Công nhân đang tách cau ra khỏi buồng

Từ khi phong trào thu mua cau non xuất hiện, nhiều người dân biết trèo cau ở địa phương đã trở thành những người đi thu mua rồi bán lại cho các cơ sở tập kết cau để kiếm lời. Trung bình, mỗi ngày một người kiếm từ 200.000 đến 400.000 đồng.

“Tái diễn kịch bản”

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, Ông Nguyễn Xuân Chinh - Phó chủ tịch phường Hương Văn (thị xã Hương Trà) cho biết: “Cách đây hai năm, trên địa bàn cũng từng xảy ra hiện tượng thương lái ồ ạt thu mua cau non xuất sang Trung Quốc. Lúc đó, nhiều thôn trên địa bàn phường đều có cơ sở thu mua cau non từ các hộ dân và thu mua với số lượng lớn”.

Đa số là cau non nhưng vẫn được thương lái thu mua

“Hiện nay, trên địa bàn phường chỉ còn hai cơ sở ở thôn Giáp Nhì là có thu mua cau, còn thu mua cau non hay cau già, chúng tôi cần tìm hiểu thêm. Nhiều hộ dân tranh thủ việc đồng áng ít cũng đi thu mua cau về nhập cho hai cơ sở này kiếm lãi. Do số lượng người đi thu mua không cố định nên phường không nắm rõ. Tới đây, chúng tôi sẽ cử cán bộ nông nghiệp xã cùng ban chấp hành các thôn trực tiếp tìm hiểu và xác minh sự việc để báo cáo lên Phòng Nông nghiệp huyện sớm có những giải pháp nhằm giúp đỡ người dân phát triển kinh tế vườn", ông Chinh nói thêm.

Phan Tiến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top