Trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi đang ngày càng phổ biến và phức tạp, người dân bức xúc vì phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên nồng nặc… cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc.
Bình Định: Nhiều trang trại heo xả thải gây ô nhiễm môi trường
Những ngày qua, Bình Định hứng chịu đợt mưa lớn bất thường, nguồn nước trên núi An Trường đổ xuống con suối cầu Ông Mộng ở thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn nhiều hơn ngày thường. Đây cũng là thời điểm mà các Trang trại nuôi heo trong Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân tranh thủ xả nước thải phân heo ra môi trường theo con suối cầu Ông Mộng gây bốc mùi hôi thối khiến người dân sinh sống gần cầu Ông Mộng bức xúc.
Trong số đó, người bức xúc nhất là bà Võ Thị Bích Liễu, chủ quán bún nằm gần con suối cầu Ông Mộng ở thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn. Mỗi ngày lượng khách ra vào quán bún với hàng chục khách ăn sáng đều phàn nàn về mùi hôi thối phân heo bốc ra môi trường.
Bà Võ Thị Bích Liễu bức xúc kể: Năm 2020, báo chí có phản ánh nhiều về tình trạng hôi thối tại các Trang trại thì chủ trại có xử lý môi trường. Năm 2021, do dịch bệnh Covid-19 nên quán xá đóng cửa, tình trạng hôi thối tại các Trạng trại cũng giảm dần. Nhưng không hiểu sao thời gian gần đây, nhất là những ngày mưa lớn vừa qua thì nạn hôi thối phân heo từ các Trang trại nuôi heo lại tái diễn. Mà lần này thì thối quá không ai chịu được. Nước thải chảy ra suối cầu Ông Mộng đen ngòm, bốc mùi thối nồng nặc.
Bà Võ Thị Bích Liễu tiếp lời: Khổ nhất là các quán xá bán đồ ăn sáng hay nước giải khát. Khách vào ăn sáng chưa kịp ăn tô bún đã cáo từ chủ quán xin phép ra về vì mùi thối quá không ăn được. Bản thân tôi cùng gia đình đã không chịu nỗi mùi thối mà khách ăn cũng bỏ chạy, thế là mình mất khách. Họ toàn xả vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều, mỗi ngày xả một lần bất kể lúc nào không theo quy định giờ giấc.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Huyết Giang - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Tân cho biết: Bản thân tôi đã nhận được thông tin phản ánh của người dân và cử cán bộ Địa chính – Môi trường xuống kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra các Trang trại heo rất khó khăn, phải báo cáo thị xã và thành lập đoàn kiểm tra mới có thể vào bên trong các Trang trại heo kiểm tra và xác định chủ Trang trại nào xả thải ra suối cầu Ông Mộng thì mới có biện pháp xử phạt về môi trường.
Một cán bộ Địa chính – Môi trường cho biết thêm: Nhận được thông tin bà Liễu phản ánh thì chúng tôi có đi kiểm tra ghi nhận hiện trường thực tế. Tuy nhiên, việc xác định nguồn nước thải từ chủ Trang trại nào thì chưa thể vì phải thành lập đoàn kiểm tra mới khẳng định được nguồn nước xả thải phân heo từ đâu.
Năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử lý vi phạm hành chính đối với 5 Trang trại (Trại heo giống Nhơn Tân của Công ty Ausfeed, Công ty TNHH chăn nuôi Thịnh Phú, Trang trại hộ kinh doanh Trần Ngự Vũ, Trang trại hộ kinh doanh Đoàn Như Quỳnh và Trang trại hộ kinh doanh Lê Thị Tuyết) với tổng số tiền phạt 198.750.000 đồng do vi phạm về công tác môi trường. Đến năm 2021, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các Trang trại heo lắng xuống và người dân không có phản ánh gì thì nay lại tiếp tục tái diễn.
Thanh Hóa: Người dân sống chung với ô nhiễm của 2 trang trại lợn
Cũng trung tình cảnh tương tự, người dân thôn Yên Bái, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) hàng ngày đang phải sống chung với mùi hôi thối, nước thải bốc mùi ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ 2 trang trại lợn nơi đây.
Qua tìm hiểu thực tế, có hai trang trại lợn đang hằng ngày hành dân với mùi hôi thối của phân lợn và nước thải. Vào tới khu vực của 2 trang trại lợn dù đã đeo 2 khẩu trang nhưng chúng tôi cũng không thể chịu được mùi hôi thối bốc lên từ việc chăn nuôi của 2 trang trại lợn là Công ty TNHH Agri Phú Nguyễn và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mạnh Thiệp. Theo quan sát khu trang trại cách khu dân cư không xa, những hố bioga được đầu tư thô sơ, không có tường bao quanh, không có mái che. Không chỉ vậy nó còn nằm cạnh một mương nước dùng lấy nước sản xuất của người dân nước phân lợn đặc quánh, đen ngòm bốc mùi.
Ông Lê Thanh K., một người dân sống gần hai trang trại chia sẻ: “Khổ lắm chú à, từ khi có 2 trang trại lợn về đây xây dựng và hoạt động mà mấy nhiêu năm chúng tôi sống chung với ô nhiễm. Mùi phân lợn, nước thải bốc mùi hôi thối nồng nặc, nhiều khi có gió nồm là người dân chúng tôi không thể chịu đựng được. Lúc nào ô nhiễm quá chúng tôi cũng đã kiến nghị gọi điện cho chính quyền rồi các chủ trang trại để khắc phục nhưng vẫn không đâu vào đâu cả. Cả thôn ở đây có tầm 30 hộ mà cứ ô nhiễm thế này không biết được sống được bao lâu nữa. Người dân cũng không cản doanh nghiệp chăn nuôi phát triển kinh tế nhưng làm sao vấn đề môi trường phải đảm bảo mới được".
Một lúc sau có người phụ nữ xưng là chủ trang trại của Công ty TNHH Agri Phú Nguyễn chạy ra nói: “thế ai phản ánh cho các anh về ô nhiễm, tôi khẳng định nước thải của trang trại chúng tôi không chảy ra mương mà chúng tôi làm đúng theo quy định của pháp luật. Còn việc chăn nuôi thì không tránh khỏi được mùi hôi thối, lúc nào mà thối quá người dân có phản ánh chúng tôi sẽ khắc phục dần.
Trao đổi qua điện thoại với ông Thiệp trang trại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mạnh Thiệp chia sẻ: “Đúng là bọn e cũng có cái sai sót cũng cố gắng khắc phục. Hôm vừa rồi có mấy anh em truyền hình vào bọn em cũng hứa là sau lứa này bọn em sẽ khắc phục lại. Mùi phân lợn thì không thể tránh được, còn nước thải chỗ mương tới đây sẽ lắp đặt hệ thông ép tách phân hết chỉ cho nước trong ra thôi. Bọn em sẽ rút kinh nghiệm mong các anh thông cảm và tạo điều kiện.”
Phóng viên đã liên lạc qua điện thoại với ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Tế Lợi: Vị này cho biết sẽ cho các bộ xuống kiểm tra còn bây giờ anh em đang bận họp.
Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách bên môi trường huyện Nông Công cho biết: "Bây giờ bọn em đang họp không thể xuống kiểm tra được, anh cứ gửi ảnh qua đây sang tuần sẽ đi kiểm tra thực tế. Các thủ thục môi trường, thuê đất đã được UBND tỉnh cho thuê rồi, còn việc cấp phép sử dụng nước ngầm hay nước mặt thì em tìm chưa thấy. Mà cũng theo quy định việc xả thải 10m3/ngày mới phải xin cấp phép mặt nước."
Khi đề cập tới việc hàng năm có kiểm tra về môi trường 2 trang trại lợn này hay không thì vị này phân trần: Năm ngoái bọn em mới kiểm tra, còn đâu giao cho chính quyền địa phương xã theo dõi giám sát. Còn lập biên bản về ô nhiễm về 2 trang trại này thì chưa bào giờ lập cả.
Những mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học có sức lan toả lớn
Có thể nói, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi là sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường, sức khỏe, đời sống của con người. Để chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để.
TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, thời gian gần những mô hình phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học có sức lan toả rất lớn.
TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, các dự án khuyến nông phát triển chăn nuôi lợn đã ứng dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới.
"Bên cạnh việc tăng năng suất, chất lượng, các mô hình khuyến nông góp phần ứng phó với dịch bệnh, nhất là Dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời hình thành những vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh", bà Hạnh nói.
Giai đoạn 2019-2021, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã trình Bộ NN-PTNT phê duyệt và hướng dẫn triển khai 8 dự án về phát triển chăn nuôi lợn, với tổng quy mô hàng chục nghìn con.
Một trong những mô hình nổi bật mà Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng là hệ thống bể 4 ngăn xử lý chất thải, sản xuất phân hữu cơ tại Hà Nội, Ninh Bình và Hà Nam. Với quy mô gồm 18 hệ thống bể 4 ngăn, mô hình này áp dụng những biện pháp tiến tiến về an toàn sinh học, nhằm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đồng thời đạt chứng nhận đầu ra về chỉ số nước thải chăn nuôi.
Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án khi triển khai đã hạn chế hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời gia tăng thu nhập cho bà con nhờ việc tận dụng chất thải làm phân bón.
Những dự án của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia còn quan tâm đến sinh kế của đồng bào dân tộc miền núi, góp phần bảo tồn, phục tráng nhiều giống quý. Chẳng hạn, dự án mô hình chăn nuôi lợn Hương, lợn Táp Ná tại tỉnh Cao Bằng.
Thông qua dự án này, số lợn con /nái/năm trung bình tăng lên đạt 12,5 - 12,7; tuổi đẻ lứa đầu được giữ ổn định từ 321-330 ngày. Theo bà Hạnh, nhờ mô hình này, nhiều bà con đã mạnh dạn tái đàn, phát tiển đàn lợn bản địa chất lượng cao.
"Đến cuối năm 2021, có 28 hộ ngoài mô hình đã học hỏi và áp dụng mô hình, giúp nâng giá lợn bản địa lên gấp 2,3 lần so với lợn lai", bà Hạnh bày tỏ.
Trong năm 2021 và 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp FAO xây dựng bộ tài liệu về "Thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa và nhỏ". Cùng với tổ chức hàng trăm lớp tập huấn ToT, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo VietGAHP, chăn nuôi an toàn sinh học... hệ thống khuyến nông cam kết xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường về chăn nuôi an toàn.
Vừa qua, TS. Hạ Thúy Hạnh đã thị sát một số mô hình nuôi lợn theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Tại gia đình ông Bùi Huy Cường, chuồng trại được lót đệm sinh học trên nền đất, đảm bảo phân của đàn lợn có đủ thời gian thẩm thấu, xử lý, tiêu diệt vi khuẩn bất lợi và không có mùi hôi.
Cuối năm 2021, ông Cường xuất bán 2 lứa lợn thương phẩm, tổng trọng lượng hơn 4 tấn, với giá bình quân từ 80.000 - 120.000/kg lợn hơi, cao gần gấp đôi so với thông thường.
"Phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ giúp nâng cao giá trị thương phẩm, giảm tồn dư thuốc kháng sinh và môi trường chăn nuôi được đảm bảo. Lợi thế nữa là chi phí đầu tư không quá lớn nhưng đảm bảo các tiêu chí thiết yếu trong an toàn sinh học", bà Hạnh chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…