Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2019 | 11:34

Tân Hợp: Xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ “3 có”

Làng Tân Hợp (xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc) được UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề sản xuất, chế biến tinh bột nghệ năm 2017 và được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018.

 

img_9503.JPG
Tinh bột nghệ sau khi vắt lọc được hong khô trươc khi đưa vào sấy.

 

Làng nghề phát triển ổn định, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân song đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm “đầu ra” cho sản phẩm.

Mở rộng quy mô 

Nghi Kiều hiện có khoảng 100ha nghệ, chủ yếu được trồng ở vùng đồng Khe Xuyên thuộc 2 xóm 17 và 18. Do diện tích tăng và năng suất khá cao, trung bình khoảng 30 tấn/ha nên sản lượng nghệ củ thu hoạch khá lớn.

Toàn xã có khoảng 200 hộ trồng nghệ và làm dịch vụ chế biến tinh bột nghệ, tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương; thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ mở rộng quy mô sản xuất để bao tiêu nghệ củ hoặc nhận gia công tinh bột nghệ cho các gia đình khác ở trong và ngoài địa phương

Nhiều người trồng nghệ cho biết, quy trình sản xuất hoàn toàn bằng máy, đáp ứng được tiêu chí về chất lượng và an toàn vệ sinh. Để có tinh bột nghệ tốt, đầu tiên nghệ củ được đưa vào máy rửa thật sạch, không lẫn đất cát. Sau đó nghệ được xay nhuyễn và ngâm trong nước sạch một thời gian, rồi đem vắt lọc lấy tinh bột. Trước đây vắt bằng tay, giờ tất cả đều bằng máy.

Gia đình chị Hoàng Thị Hằng ở xóm 17 đầu tư gần 100 triệu đồng làm nhà xưởng, giếng khoan, mua máy lọc nước RO, máy ép lọc vắt, máy sấy tinh bột nghệ. Mỗi ngày, chị nhận gia công hơn 1 tấn nghệ cho bà con trong vùng; mỗi vụ khoảng 300 tấn củ.

Hay như anh Lê Văn Thường ở xóm 15B đã đầu tư mở xưởng chế biến tinh bột nghệ tại xóm 18. Hiện, dây chuyền sản xuất đã hoàn thiện và đi vào hoạt động. Anh Thường cho biết, mỗi ngày có thể chế biến 5 tấn nghệ củ, cho hơn 3 tạ sản phẩm tinh bột nghệ.

Tuy nhiên, hiện sản phẩm của làng nghề đang gặp khó khăn về tiêu thụ do chưa có thương hiệu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp. Kéo theo đó, giá sản phẩm giảm mạnh trong mấy năm trở lại đây. Năm 2012, giá tinh bột nghệ 1.000.000 - 1.200.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 200.000-300.000đồng/kg. Chị Hằng cho biết thêm: “Sản phẩm tinh bột nghệ gia đình chủ yếu bán cho thương lái nhỏ và nguồn khách hàng phải tự liên hệ”.

 

img_9512.JPG

Sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn VSATTP.

 

Do vậy, việc cấp thiết hiện nay là tạo dựng thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nghệ đến  thị trường tiềm năng trong và ngoài nước.

Cần sự hỗ trợ

Ông Nguyễn Đình Nguyên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp xã Nghi Kiều, cho biết: “HTX kết hợp với UBND xã đang xây dựng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm theo “3 có” (Có nhãn mác, có tiêu chuẩn VSATTP, có tem truy xuất nguồn gốc). Nhưng do kinh phí của xã và làng nghề có hạn nên chưa đủ tiềm lực để xây dựng mô hình”.

Việc đăng ký và xây dựng thương hiệu là quá trình cần có sự đầu tư cùng với việc duy trì chất lượng sản phẩm, bổ sung mẫu mã sản phẩm, thông qua nhiều kênh thông tin, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Chính vì vậy, làng nghề rất mong được sự quan tâm và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền để sớm xây dựng thành công thương hiệu và mô hình quản lý chất lượng sản phẩm, có như vậy mới tạo được niềm tin của người tiêu dùng, có thị trường tiêu thụ ổn định và người dân yên tâm sản xuất.                            

 

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top