Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2017 | 7:43

Tập đoàn Carrefour ngưng bán cá tra Việt Nam, vì sao?

Tập đoàn bán lẻ lớn nhất châu Âu Carrefour vừa tuyên bố ngưng bán cá tra của Việt Nam tại một số thị trường như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha…

Quyết định này được xem là xuất phát từ một số chương trình truyền thông, đã có cái nhìn chưa chính xác cũng như mục đích, động cơ không trong sáng tại một số quốc gia châu Âu nhằm vào một trong những mặt hàng thủy sản bán chạy nhất của Việt Nam tại châu Âu.

Báo chí Bỉ đưa tin, cá tra từ vài năm nay là một trong những mặt hàng phổ biến trong các siêu thị ở Bỉ. Quyết định của tập đoàn bán lẻ Carrefour không xuất phát từ yêu cầu chất lượng hay kiểm định, bởi tỷ lệ % thuốc kháng sinh trong loại cá nuôi này dù bị một số ý kiến ở châu Âu cho là cao vẫn nằm trong các tiêu chuẩn cho phép.

tap doan carrefour ngung ban ca tra viet nam hinh 1
Tập đoàn Carrefour ra tuyên bố ngưng bày bán cá tra Việt Nam tại các siêu thị tại một số quốc gia. (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, theo lập luận của tập đoàn Carrefour, việc nuôi cá tra làm ảnh hưởng đến môi trường. Người phát ngôn tập đoàn Carrefour tại Bỉ Julie Stordiau cho biết, tập đoàn này đã ngưng đưa mặt hàng cá tra lên các quầy tươi sống từ 4 năm nay, chỉ giữ lại và tiêu thụ các sản phẩm cá tra đông lạnh mà không nhập thêm.

Tuy nhiên, theo báo chí Bỉ, nhiều tập đoàn bán lẻ khác như Delhaize hay LIDL vẫn tiếp tục bày bán các sản phẩm cá tra. Bởi theo người phát ngôn của 2 tập đoàn này, họ vẫn nhận được sự đảm bảo từ các nhà cung cấp rằng, cá tra của Việt Nam đảm bảo các tiêu chuẩn về nuôi trồng thủy sản nghiêm ngặt nhất.

Tập đoàn bán lẻ lớn của Bỉ Colruyt cũng tuyên bố giữ mặt hàng cá tra trên các quầy bán, khẳng định chỉ cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ mua được những mặt hàng được chế biến từ loại cá nuôi trong điều kiện đảm bảo.

Như vậy, cho dù Carrefour ra tuyên bố ngưng bày bán cá tra, song đây không phải quan điểm chung của các tập đoàn bán lẻ tại châu Âu nói chung, tại Pháp và Bỉ nói riêng…

Ngày 15/2, Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã có thông cáo báo chí phản biện thông tin, sau khi một số nhà bán lẻ ở châu Âu đã quyết định ngừng bán cá tra Việt Nam. Cơ quan này cho biết, cá tra nuôi theo tiêu chuẩn ASC như tại Việt Nam, người tiêu dùng có thể tin tưởng khi ăn loại cá này.

Theo quan sát thực tế, các siêu thị Carrefour tại Pháp cũng không còn mặt hàng cá tra phi lê được bày bán. Hiện, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đang tích cực làm việc với Ban lãnh đạo Carrefour để có lời giải thích cho quyết định này.

Tại buổi họp báo đầu năm 2017, Hiệp hội cá tra Việt Nam thông báo có  nhận được thông tin Tập đoàn Carrefour tuyên bố ngưng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha, Italy, Pháp và một số nước họ có chi nhánh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) , sở dĩ có quyết định này là do phóng sự mới đây trên Đài truyền hình Cuatro TV của Tây Ban Nha, trong đó phát những thông tin không chính xác và có ý bôi nhọ hình ảnh cá tra của Việt Nam được nuôi trên sông Mekong.

Được biết, Hiệp hội cá tra Việt Nam đã có buổi làm việc với đối tác của đơn vị này là Tổ chức chứng nhận BAP, thành viên của Liên minh Thủy sản toàn cầu. Trong tháng 3/2017, tại hội chợ thủy sản Brussels (Bỉ), Vasep sẽ làm việc với Tập đoàn Carrefour để hiểu cụ thể hơn.

Rõ ràng vấn đề làm sao làm sáng tỏ các thông tin trên truyền thông sở tại, đưa những thông tin đúng đắn, chính xác đến với người tiêu dùng châu Âu là rất cần thiết./.

Thùy Vân/VOV
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top