Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 9 năm 2021 | 15:16

Tập trung thu hoạch lúa hè thu

Hiện nay, đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu, nhiều địa phương đã tổ chức cho bà nông dân thu hoạch kịp thời vụ, đồng thời, còn bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 không để dịch bệnh lây lan.

Hà Tĩnh đảm bảo an toàn cho mùa thu hoạch lúa hè thu
 
Thời điểm này, một số xã thuộc các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên, TX Hồng Lĩnh, nông dân đang tất bật thu hoạch lúa hè thu đang chín rộ.
 
Đối với huyện Cẩm Xuyên tính đến hết ngày 30/8 bà con nông dân ở đây đã thu hoạch được khoảng 70% diện tích lúa hè thu (trong tổng sô 9.000 ha lúa reo trồng).
 
84d1185931t77211l0.jpg
Bà con nông dân Cẩm Xuyên thu hoạch lúa hè thu (ảnh Báo HT)

 

Tuy nhiên, thời kỳ thu hoạch vụ lúa hè thu lại đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại, việc tập trung đông người là một trong những nguy cơ để tiềm ẩn cho dịch bệnh bùng phát. Do đó lãnh đạo và chính quyền địa phương đã bố trí việc thu hoạch lúa phù hợp, vừa bảo đảm thu hoạch nhanh chóng, vừa bảo đảm thưc hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
 
Ông Lê Ngọc Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Lợi thế của địa phương chính là cơ cấu đồng nhất thời vụ, vì thế, lúa chín tập trung, thu hoạch nhanh gọn. Hiện nay, toàn huyện có 209 máy gặt đập liên hợp, được phân bố, điều tiết đến tận thôn, xóm giúp các địa phương chủ động thu hoạch lúa; đó cũng là một trong những yếu tố làm nên thắng lợi trong vụ mùa năm nay”.
 
Còn ông Tôn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Thị xã đã chỉ đạo ngành chuyên môn theo dõi, dự kiến chính xác thời điểm thu hoạch để điều tiết máy gặt một cách khoa học, linh hoạt đến từng thôn, tổ dân phố, từng vùng đồng. Đặc biệt là quản lý chặt chẽ công tác thu hoạch, không cho tụ tập quá số người theo quy định phòng dịch; chủ máy gặt, thương lái và người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Đối với bà con trong vùng cách ly y tế, nếu có ruộng ngoài vùng cách ly thì phải đăng ký với các chốt kiểm soát phòng chống COVID-19 và đảm bảo các công tác phòng dịch; đối với những người/gia đình có ca F0, F1, F2 thì thị xã cũng có phương án cắt cử lực lượng hỗ trợ bà con hoàn thành thu hoạch lúa theo hạn định”.
 
Ở xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc) UBND xã đã có cách làm hay giúp bà con nông dân thu hoạch được lúa hè thu kịp thời vụ, nhưng lại bảo đảm an toàn cho bà con phòng tránh được dịch bệnh. Theo đó UBND xã ký hợp đồng với chủ 7 máy gặt đập liên hợp tại địa phương để tiến hành gặt hơn 480 ha lúa của hơn 2.000 hộ dân, tại 10/10 thôn của toàn xã. Theo hợp đồng, chi phí người dân phải trả cho chủ máy gặt là không quá 140 ngàn đồng/sào. Bao gồm: gặt, đập và vận chuyển lúa sau khi gặt tập kết đến chỗ thuận lợi nhất để người dân chở về nhà.
 
69d5222524t1020l2-154d5213738t40345l0.jpg
Tạo điều kiện để bà con nông dân thu hoạch lúa trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp (ảnh Báo HT)
 
Các bí thư chi bộ, thôn trưởng chịu trách nhiệm thăm đồng, thông báo với người dân về tình hình lúa chín để người dân chuẩn bị bao, bì đựng. Cán bộ thôn trực tiếp giám sát việc gặt lúa của từng hộ dân trong thôn, ghi tên đánh dấu lên bao bì... Sau khi thu hoạch xong phần ruộng của mỗi hộ dân, người giám sát sẽ gọi điện về cho từng hộ gia đình cử một người đưa phương tiện chở lúa về nhà. Đối với gia đình không có nhân lực do đi cách ly tập trung hoặc đau ốm, thôn sẽ điều động các đoàn thể hỗ trợ.
 
Để việc thu hoạch lúa của bà con nông dân vừa đảm bảo đúng tiến độ, đồng thời bảo đảm được việc giãn cách và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Ông Phan Cao Kỳ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho hay: “Huyện đã bố trí đủ máy gặt tại chỗ, lực lượng hỗ trợ bà con ngày mùa cao điểm. Theo đó, các xã sẽ bố trí gặt theo thôn, cứ 3-5 hộ gia đình ra đồng 1 lần để đảm bảo công tác phòng dịch. Điều thuận lợi nhất là, phần lớn các xã đều chủ động đủ lượng máy gặt (7-8 máy/xã), tạo điều kiện cho bà con thu hoạch nhanh nhất. Năng suất lúa hè thu toàn huyện dự kiến 52 tạ/ha, cao hơn năm 2020”.
 
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, vụ lúa hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy gần 45.000 ha, tăng gần 770 ha so kế hoạch đề ra. “Đến hết ngày 30/8, toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 13.500 ha, đạt gần 30% diện tích. Một số địa phương có tiến độ thu hoạch sớm như: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc… Dự kiến vụ lúa hè thu năm nay sẽ tiếp tục được mùa và khá đồng đều giữa các địa phương. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt xấp xỉ vụ hè thu năm 2020 (khoảng 47 - 48 tạ/ha)”, ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết.
 
Với cách tổ chức thu hoạch lúa vụ hè thu như hiện nay của một số huyện trên địa bàn của Hà Tĩnh, đã giúp cho bà con nông dân thu hoạch đúng thời gian, đảm bảo đúng thời vụ gieo cấy cho mùa vụ tiếp theo, nhưng cũng đảm bảo an toàn cho bà con trong khi dịch bệnh còn có nhiều diễn biến phức tạp.
 
Huyện Kỳ Anh giám sát chặt chẽ máy gặt bên ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu
 
Nguyên nhân phải tổ chức giám sát đối với các máy gặt lúa bên ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu, là để bảo đảm cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn được tốt. Trước đây khi không có dịch bệnh Covid-19 bùng phát, một số chủ máy gặt lúa ở các tỉnh phía nam đã mang máy về thực hiện việc gặt lúa cho bà con, đồng thời việc đưa máy gặt ở ngoài địa bàn huyện về cũng gây không ít mâu thuẫn về giá cả, dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xảy ra.
 
63d5103337t34991l0.jpg
Lãnh đạo huyện Kỳ Anh, phòng chuyên môn đã đi thăm đồng. (ảnh Báo HT)
 
Do đó lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) yêu cầu chính quyền địa phương các xã giám sát chặt, tuyệt đối không để các chủ máy không đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19 về trên địa bàn.
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải yêu cầu, chính quyền địa phương các xã chỉ đạo bà con nhân dân trên địa bàn quyết liệt, tập trung thu hoạch sớm lúa vụ hè thu khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tương đối bình yên; phấn đấu hoàn thành trước ngày 10/9, trong đó ưu tiên thu hoạch sớm những vùng có nguy cơ ngập lụt cao.
 
Lãnh đạo huyện yêu cầu các địa phương phải có cam kết giữa chủ máy với các hộ dân về các nội dung: giá cả, diện tích, thời gian thu hoạch; yêu cầu giá gặt mỗi sào từ 120-130 ngàn đồng.
 
Lãnh đạo huyện cũng đề nghị các địa phương cần tuyên truyền cho bà con nông dân làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế; tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ khi có các người đưa máy gặt từ ngoại huyện, ngoại tỉnh vào địa bàn. Theo đó, các chủ máy, người phụ máy phải đảm bảo đầy đủ quy định phòng, chống dịch COVID-19 và chấp hành quy định về mức giá theo quy định của địa phương.
 
Vụ hè thu năm nay, huyện Kỳ Anh gieo cấy 4.490,2, gồm các loại giống như: Hương thơm 1, Thiên ưu 8, Khang dân 18, Xuân Mai 12, Dự hương 8, nếp 97, 98…
 
Tuyên Hóa tạo điều kiên để bà con khẩn trương gặt lúa “chạy dịch”
 
Vừa phải ngừng việc thi hoạch lúa do trên địa bàn có mưa, nhưng sau đó lại có ca F0 dịch Covid-19 nên bà con nông dân ở xã Mai Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) đứng ngồi không yên khi cả xã phải thực hiện việc giãn cách xã hội.
 
images711414_a3dt.jpg
Thời điểm này, nông dân Tuyên Hóa bước vào mùa vụ thu hoạch lúa hè-thu. 
Ông Trần Văn Thành ở thôn Mai Hóa cho biết, sau khi thôn bị phong tỏa, ông không biết phải làm sao để gặt gần 5 sào ruộng đã đến kỳ thu hoạch. Rồi cả 5 con bò cũng không biết lấy cỏ ở đâu, trong khi ông không thể đi ra ngoài cắt cỏ mang về. Nhưng giờ thì ông đã yên tâm hơn, khi chính quyền địa phương đã tổ chức tốt, tạo điều kiện để người dân thu hoạch lúa đúng thời vụ. Hiện, gia đình ông còn hơn 2 sào nữa chưa thu hoạch được vì 2 ngày qua trời mưa.
 
Ông Cao Ngọc Hoa, Trưởng thôn Bắc Hóa cho biết, 3, 4 tháng nay, người nông dân phải “một nắng, hai sương” mong mỏi đến ngày này, sao không lo lắng được. Dĩ nhiên, có dịch bệnh thì phải ngăn chặn để phòng chống, vì sức khỏe của người dân và cộng đồng. Nhưng lúa chín ngoài đồng cũng không thể không thu hoạch.
 
Đứng trước tình hình khó khăn đó, UBND xã đã liên hệ thuê 2 máy gặt đập liên hợp và tổ chức lực lượng để thu hoạch lúa. Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng thôn Bắc Hóa đứng ra điều tiết quá trình gặt. Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên xã Mai Hóa sẽ kêu gọi lực lượng “tình nguyện viên” ở các thôn, xóm không bị phong tỏa trên địa bàn đến thu hoạch lúa và phơi rơm rạ giúp người dân. Với kế hoạch đó, dự kiến sau 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30-8) hơn 20ha ruộng lúa của thôn Bắc Hóa sẽ thu hoạch xong”.
 
Chủ tịch UBND xã Mai Hóa Nguyễn Anh Tuấn cho hay: “Đó không chỉ là nỗi lo của người nông dân Bắc Hóa, mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Yêu cầu của huyện Tuyên Hóa đặt ra cho chính quyền địa phương lúc đó là vừa phải tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch, vừa huy động tổng các lực lượng giúp dân thu hoạch lúa. Vấn đề ở đây là tổ chức làm sao để bảo đảm công tác phòng ngừa dịch bệnh, trong điều kiện thôn bị phong tỏa. Sau khi có chỉ đạo của huyện, xã Mai Hóa đã họp bàn phương án gặt lúa giúp cho người dân Bắc Hóa.
 
Việc chính quyền các địa phương tìm mọi biện pháp để giúp đỡ cho bà con thu hoạch được  lúa hè thu, trong khi diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh phức tạp, đã giúp bà con yên tâm hơn. Với cách làm như một số địa phương trên vừa đảm bảo thu hoạch đúng thời gian mùa vụ, vừa bảo đảm được phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả.
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top