Xưa nay, người dân Hà thành biết nhiều đến đào Nhật Tân, không ít người ngờ rằng, nơi đây còn có những vườn mai tuyệt đẹp.
Ông Trần Tiến Dũng, tổ 40, khu dân cư số 8, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết, ông đã trồng mai trên 20 năm nay.
Phó Giám đốc HTX Nhật Tân (trái), đang chiêm ngưỡng ông Dũng tạo dáng “phụ tử” cho cây mai
Hiện, vườn mai của ông có 250 gốc, cách đây 20 năm, phải vào tận Thanh Hoá mới mua được mai. Nhưng nay, ở Thị xã Sơn Tây đã phát triển mạnh, nên ông lấy nguồn từ Sơn Tây là chính, không phải đi xa nữa.
Khi chúng tôi đến thăm vườn mai của ông Dũng, ông đang uốn 1 gốc mai 5 - 6 năm tuổi, với dáng thế “phụ tử”, dự kiến, giờ này sang năm mới có hoa.
Những cây mai kể trên, do ông Dũng mua phôi về uốn thế, tạo dáng, theo cách riêng của mình, vì vậy, luôn mang đậm phong cách của người dân Hà thành.
Đón Tết Nguyên đán 2020, gia đình ông đã có 200 gốc mai thế, sẵn sàng cho khách mua về chơi Tết bất kỳ lúc nào.
Đặc biệt, có nhiều kiểu dáng đẹp, mang nét riêng của Tây Hồ như: cây mai được đặt trong bình đất nung cổ lọ, có trang trí hoa văn nổi, thân cây “gục” xuống bên miệng bình một cách mềm mại, gọi là dáng “thác đổ”. Hoặc, cây mai “dáng huyền”, khi đặt trên chậu có hình dấu huyền, rất bắt mắt.
Ngoài ra, hàng trăm chậu mai Tết 2020 của ông Dũng, còn có nhiều dáng vẻ khác như: dáng trực (thẳng); song thụ (2 cây song song với nhau), phụ tử (cha con) rất hấp hấp.
“Theo đó, những chậu mai Tết kể trên, có giá từ 1-3-5-7 triệu đồng; loại 10 triệu đồng/chậu, khách phải đặt hàng riêng, trong đó hội ngộ đủ 4 yếu tố xuất sắc như: lá, lộc, hoa, dáng thế, hay còn gọi là mai tứ quý.
Khách sành chơi mai, thường chọn những cây có dáng thế đẹp, vì cây mai chuẩn, thường có điểm “nhấn” ở dáng thế” - ông Dũng cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…