Thời điểm này, nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch bơ chính vụ 2017. Theo đánh giá của người trồng, mùa bơ năm nay tuy sản lượng có giảm nhưng bù lại giá bán tăng.
Bơ được bày bán khắp các chợ, các nẻo đường ở Đắk Lắk.
Dự tính năng suất bơ ở Tây Nguyên giảm 30-35% so với năm 2016. Nguyên nhân chính là do thời tiết diễn biến bất thường, vào thời điểm bơ ra hoa bị mưa lớn kéo dài khiến cây rụng hoa nên tỷ lệ đậu quả ít hơn.
Bù lại, giá bơ năm nay cao hơn năm ngoái 25-30%. Cụ thể, bơ loại 1 thu mua tại vườn có giá 55.000-60.000 đồng/kg (bơ sáp, loại quả to), bơ loại 2 khoảng 35.000-50.000 đồng/kg, bơ loại 3 từ 20.000-30.000 đồng/kg…
Tại Đắk Lắk, khắp chợ dọc các quốc lộ 14, 26, 27…, bơ được bày bán với số lượng lớn. Thị trường mua bán bơ khá sôi nổi, thu hút số đông thương lái đến thu mua.
Ông Bùi Văn Thanh, xã Ea Tur, TP.Buôn Ma Thuột cho biết: “Nếu như năm trước, trung bình mỗi cây bơ 7 năm tuổi cho thu hoạch 1,2 tạ quả thì năm nay chỉ đạt 80kg/cây. May nhờ giá bơ tăng cao nên người trồng chúng tôi yên tâm hơn”.
Khu vực Tây Nguyên có tới hàng nghìn hecta bơ các loại, tập trung ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Trong đó, Đắk Lắk được đánh giá là “thủ phủ” của bơ với trên 2.100ha bơ quy chuẩn, sản lượng ước đạt gần 20.000 tấn, trong đó diện tích bơ tập trung ở các huyện Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, Cư Kuin, Ea H’Leo, Buôn Đôn… Cây bơ hầu hết được trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu, trung bình mỗi hecta trồng xen thêm được 120-150 cây bơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điều đáng nói là, mùa bơ ở Tây Nguyên kéo dài hầu như quanh năm bởi hiện nay xuất hiện nhiều giống bơ quý. Thời điểm thu hoạch giống bơ sớm là từ tháng 1 đến tháng 4; giống thu muộn từ tháng 8 đến tháng 9; giống rải vụ từ tháng 10 đến tháng 11 và tháng 2 đến tháng 4; trong khi thời vụ bơ chính ở Đắk Lắk là từ tháng 5 đến đầu tháng 8. Chính vì vậy, giá bán thường cao gấp 3-7 lần so với chính vụ, là động lực rất lớn để nhà vườn tăng thêm diện tích trồng bơ trái vụ...
Bá Thăng
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.