Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 2 năm 2021 | 8:58

Tết Tân Sửu, sang Gia Lâm rước “Trâu vàng” về nhà

Được biết, tác giả bức tranh gốm sứ hình chú trâu, đón xuân Tân Sửu 2021 ở Bát Tràng, chính là chủ nhân bức tranh “Con đường gốm sứ”đê sông Hồng, đoạn qua nội thành Hà Nội.

Ông Nguyễn Quý Sơn, số 71, phố Giang Cao, Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội), cho biết, ông chuyên về hàng gốm tranh tường, và cũng là chủ nhân bức tranh con đường gốm sứ sông Hồng, nhân dịp Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội 2010.

Đón Xuân Tân Sửu 2021, ngoài các bức tranh trang trí nhà cửa, ông Sơn còn có bức tranh chú “Trâu vàng”, gồm 5.000 mảnh tranh gốm ghép với nhau, với 20 màu sắc và 3 loại chất liệu men như: Men rạn cổ truyền thống, men bóng mờ, men hoa biếc, do chính ông phát minh, và là loại tranh gốm duy nhất ở Việt Nam. 

 

img_4999-1.JPG

Ông Sơn (trái) đang hướng dẫn thợ tô màu tranh               .

 

Sau 2 tuần miệt mài, chú trâu đã hoàn thiện để đón Tết Tân Sửu 2021, chú trâu gốm cân nặng 30 kg, giá 15 triệu đồng. Để phụ giúp ông, có 1 nhóm hoạ sỹ cùng hỗ trợ tô màu, do trên thân hình chú trâu có từ 20 – 30 màu sắc khác nhau.

Ngoài Trâu vàng, ông Sơn còn có rất nhiều bức tranh gốm truyền thống như tranh phong thuỷ; tranh tứ quý: tùng, cúc, trúc mai. Đặc biệt, bức tranh gốm “Thuận buồm xuôi gió” chào Xuân Tân Sửu, được khách hàng rất ưu chuộng.

Theo đó, những bức tranh to 3-4 m2, phải đến tại gia đình để ghép, bức nhỏ, nặng khoảng 20 kg, khách có thể mua về và tự treo được.

 

img_49941.JPG

Ông Sơn đang hoàn thiện bức tranh Trâu vàng 2021.

 

“Tết Tân Sửu năm nay, gia đình sản xuất được 1.500 m2 tranh, doanh thu trên 10 tỷ đồng, lãi ròng 1, 2 – 1,5 tỷ đồng. Để phụ giúp công việc sản xuất tại xưởng, phải thuê 50 – 60 lao động, với mức tiền công 300 - 400.000 đồng/người/ngày.

Song, niềm vui lớn nhất là ngày 29/10/2020, bản thân tôi đã vinh dự được Chủ tịch nước Tặng Bằng khen “Nghệ nhân Gốm ưu tú” - ông Sơn cho biết thêm.

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
Top