Chính phủ Thái Lan cho biết, nước này không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu gạo, bất chấp những lo ngại về an ninh lương thực gia tăng lên trên thế giới.
Tổng Giám đốc Văn phòng Chính sách và chiến lược thương mại (TPSO) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Pimchanok Vonkorpon cho biết, cơ quan này đang theo dõi các thị trường gạo toàn cầu khi mà nhiều nước xuất khẩu gạo chủ chốt như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam ngừng xuất khẩu gạo để đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng nội địa.
Nông dân cấy lúa tại một cánh đồng ở đông bắc Thái Lan. Ảnh: Reuters. |
Bà Pimchanok Vonkorpon khẳng định, Thái Lan không thể bị thiếu hụt lương thực hoặc gạo vì nhu cầu tiêu dùng nội địa chiếm 50% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu chỉ chiếm có 32% sản lượng gạo mỗi năm và phần còn lại để lưu kho. Ngay cả khi nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tăng vì có nhiều người ở nhà hơn thì thiếu hụt cũng không thể xảy ra.
Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Quốc gia Đông Nam Á này sản xuất hơn 20 triệu tấn gạo mỗi năm, trong đó khoảng 10 triệu tấn để tiêu dùng trong nước và một phần còn lại để xuất khẩu.
Trong khi đó, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) Chookiat Ophaswongse cho rằng cùng với sự lây lan của dịch Covid-19 trên khắp thế giới, nhiều nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo như Indonesia, Philippines và Singapore đã tăng cường an ninh lương thực trong nước, nhưng Thái Lan không có dấu hiệu nào cho thấy hạn chế xuất khẩu gạo.
Nhu cầu gạo toàn cầu đã tăng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đẩy giá gạo tăng thêm 30 đến 50 USD mỗi tấn kể từ đầu năm 2020. Giá gạo nội địa ở Thái Lan cũng tăng theo, từ 347,54 USD/tấn lên 513,75 USD/tấn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.