Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2016 | 8:47

Thái Nguyên: Hỗ trợ nông dân sản xuất vụ xuân

Mỗi hecta đất cấy giống lúa thuần và lúa lai sẽ được hỗ trợ 30.000 đồng/ha; hỗ trợ tới 60% giá giống để chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao;... là một trong nhiều chính sách mà tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ người dân trong sản xuất vụ xuân năm 2016.

Vụ xuân năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch gieo cấy 29.000ha lúa, phấn đấu đạt năng suất bình quân 53,4 tạ/ha, sản lượng 155.000 tấn. Để vụ xuân đạt được kết quả cao, tỉnh Thái Nguyên có chủ trương chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng tăng sử dụng giống lúa lai, giống lúa thuần chất lượng cao từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm lúa gạo. Trong đó, diện tích lúa lai và lúa thuần chất lượng cao tăng thêm 20% diện tích trở lên.

Tính đến ngày 23/2 toàn tỉnh đã gieo cấy đạt 85% (24.650/29.000 ha).

Để phục vụ tốt nhất cho sản xuất vụ xuân, Thái Nguyên yêu cầu các cấp, ngành liên quan rà soát công tác chuẩn bị giống lúa theo cơ cấu giống, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; tổ chức cung ứng giống kết hợp tập huấn quy trình kỹ thuật làm mạ, phòng chống rét, quy trình sản xuất thâm canh; có kế hoạch, giải pháp cụ thể để đảm bảo đủ nước cho sản xuất, gieo cấy lúa vụ xuân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm soát và phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời; chuẩn bị đủ lượng giống dự phòng để chủ động ứng phó khi thời tiết bất thường xảy ra...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tá, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên) cho biết, theo chính sách hỗ trợ của tỉnh năm 2015 có 2 loại giống lúa được hỗ trợ gồm: giống lúa lai với diện tích được hỗ trợ 5.380ha; giống lúa thuần chất lượng cao với diện tích 3.000ha, cả hai giống lúa này đều được hỗ trợ 30.000 đồng/sào.

Cũng theo ông Tá, vừa qua mặc dù có rét đậm, rét hại nhưng tỉnh không có diện tích lúa bị chết do rét. Để có kết quả này là do tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, thương xuyên kiểm tra đôn đốc người dân thực hiện theo đúng khung thời vụ gieo cấy. Tính đến nay (ngày 23/2), toàn tỉnh đã gieo cấy đạt 85% (24.650/29.000ha), diện tích còn lại sẽ xong trong tháng 2 đúng theo kế hoạch, khung thời vụ.

Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên phê duyệt phương án sản xuất nông nghiệp với kinh phí hỗ trợ lên tới 51.575,68 triệu đồng.

Bà Đặng Thị Thu Hằng, Phó trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, đến nay, đã có một số huyện, thị xã, thành phố ở phía Nam như: Thị xã Phổ Yên, TP.Sông Công đã gieo cấy xong, còn một số huyện ở phía Bắc đang tiếp tục gieo cấy và sẽ gieo cấy xong trong tháng 2 này. 

Ông Tá cho biết thêm, ngoài hỗ trợ giống lúa, năm nay tỉnh còn hỗ trợ người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây nông nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích hỗ trợ chuyển đổi là 50ha, trong đó tỉnh hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật, cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng. Tỉnh sẽ chỉ hỗ trợ 1 lần với mức tối đa 15 triệu đồng/ha. Được biết, hiện tỉnh Thái Nguyên đang hoàn thiện các công đoạn để hình thành cánh đồng mẫu lớn rộng 350ha ở huyện Phú Bình. Dự kiến cánh đồng mẫu lần này sẽ bắt đầu gieo cấy vào vụ xuân năm 2017.

Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên phê duyệt phương án sản xuất nông nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ 51.575,68 triệu đồng, trong đó, hỗ trợ cho sản xuất trồng trọt là 44.936,28 triệu đồng (trong trồng trọt hỗ trợ sản xuất lương thực 19.804,28 triệu đồng); hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản 1.490,7 triệu đồng; hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi 5.148,7 triệu đồng.

Hoàng Văn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top