Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam tháng 9 cho thấy XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường chính có nhiều chuyển biến tích cực. So với cùng kỳ, xuất khẩu sang các thị trường trước đó tăng trưởng âm đã phục hồi trở lại như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, cá ngừ đóng hộp vẫn là nhóm sản phẩm duy nhất xuất khẩu có sự tăng trưởng so với cùng kì, tăng 22%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ tươi sống, đông lạnh của Việt Nam giảm tới 30%.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi trong 2 tháng trở lại đây sau một thời gian sụt giảm do tác động của đại dịch COVID-19. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 9 đạt hơn 25 triệu USD, tăng 2% so với cùng kì năm 2019.
Hiện tại, thị trường cá ngừ đóng hộp tại Mỹ sau thời gian dài ảm đạm đang có sự tăng trưởng tốt do vốn là món ăn quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng và sự gián đoạn nguồn cung cấp thịt bò, thịt lợn và gia cầm do đại dịch COVID-19.
Nhập khẩu cá ngừ của nước này đang có xu hướng tăng so với cùng kì năm 2019. Dự kiến, trong thời gian tới nhập khẩu cá ngừ đóng hộp Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Còn tại thị trường EU, sau hai tháng Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng cao trong tháng 9, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy trong tháng 9 tăng tới 8.599% so với cùng kỳ. Điều này đã đưa Italy trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU trong 9 tháng đầu năm 2020.
Dự báo, do các thị trường trên thế giới chuẩn bị bước vào mùa lễ hội cuối năm, nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sẽ khả quan hơn. Điều sẽ thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường chính như Mỹ, EU....
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.