Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 12 năm 2018 | 16:34

Thanh Hóa: Bàn giải pháp phát triển doanh nghiệp năm 2019

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển doanh nghiệp năm 2019. Thanh Hóa đã yêu cầu rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh, sản xuất đủ điều kiện thì thành lập doanh nghiệp.

 
Những giải pháp được các đại biểu nêu ra và thảo luận tại hội nghi này, bao gồm: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; đổi mới cách thức tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lớp học; hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập.
 
pct-ubnd-tỉnh-th.jpg
Bà Lê Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo hội nghị "Bàn giải pháp phát triển doanh nghiệp năm 2019".
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 30/11, Thanh Hóa đã có 3.014 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 17% so với cùng kỳ. Ước tính năm 2018, toàn tỉnh có 3.222 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4.3% so với cùng kỳ và đạt 107,5% kế hoạch năm.
 
Thanh Hóa hiện là địa phương đứng thứ 7 của cả nước về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Các chỉ tiêu về tổng số vốn đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ và số lao động trong các doanh nghiệp thành lập mới đều tăng. Lũy kế đến hết năm 2018 toàn tỉnh có khoảng 13.275 doanh nghiệp hoạt động, đạt 36,3% doanh nghiệp đang hoạt động/1 vạn dân. Nộp ngân sách của từng khu vực doanh nghiệp ước đạt 5.393 tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
 
Song, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp. Kết quả phát triển doanh nghiệp chưa thật sự bền vững và chất lượng doanh nghiệp nhìn chung còn hạn chế cả về quy mô, năng lực, hiệu quả hoạt động. Việc đào tạo doanh nhân và khởi sự doanh nghiệp ở một số địa phương còn chậm và hiệu quả chưa cao.
 
Phát biểu kết luận hội nghị, bà Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh UBND tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh:  “Giới doanh nhân đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi vậy, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở KH&ĐT kịp thời tiến hành rà soát, xem xét và nghiên cứu lại kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2019 cho phù hợp”.
 
sở-khđt.jpg
Đại diện Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019

“Sở KH&ĐT phải kịp thời phối hợp với ngành thuế và các hiệp hội doanh nghiệp, để phân loại, tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với từng nhóm ngành, nghề kinh doanh. UBND tỉnh giao cho Cục Thuế rà soát và đánh giá thực trạng hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh, để đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng nhóm. Từ đó, các sở, ban, ngành và các đơn vị đảm trách tiến hành vận động, hỗ trợ và khuyến khích các hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện thì thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan phải đăng tải bản hướng dẫn về thủ tục hành chính trong lĩnh vực mình quản lý lên cổng thông tin điện tử của ngành, để doanh nghiệp dễ tra cứu, tìm hiểu và thực hiện” – bà Thìn nhấn mạnh thêm.

 
 
 
 
Văn Cương - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top