Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa của Công ty Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) ra đời dưới sự đầu tư của 4 Tập đoàn lớn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Công ty Kuwait Petroleum Europe B.V. (KPE), Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản với tổng mức vốn đầu tư hơn 9 tỷ đô la.
Theo tiến độ đề ra, dự án sẽ hoàn thành việc lắp đặt cơ khí cuối năm 2016 (tháng 11/2016) và lúc đó tổng thầu EPC là JGCS (là liên doanh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác bao gồm: Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc),Technip France (Pháp), và Technip Geoproduction (Malaysia)) sẽ tiến hành bàn giao cho NSRP để triển khai công tác khởi động và chạy thử nhà máy.
Tuy nhiên, do một số hạng mục không đạt được theo đúng tiến độ đã đề ra nên mốc quan trọng này được dời về ngày 28/2/2017.
Thực tế cho thấy, cho hiện giờ là giữa tháng 3/2017 nhưng tổng thầu EPC vẫn chưa thể hoàn thành mốc lắp đặt cơ khí như đã nêu ở trên và có một số nguồn tin nói rằng việc hoàn thành công tác quan trọng này có thể còn bị dời đến thời điểm giữa năm 2017.
Việc lùi thời điểm nghiệm thu và bàn giao việc hoàn tất lắp đặt cơ khí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dự án, không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính và hiệu quả của dự án mà còn ảnh hưởng đến các cam kết bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam cho dự án này.
Phóng viên Báo Thanh tra đã liên hệ đặt lịch làm việc với Tổng Giám đốc NSRP để có câu trả lời chính xác hơn về thời điểm bàn giao đã đề cập ở trên, tuy nhiên chúng tôi chưa được phản hồi.
Những thông tin chi tiết về sự chậm tiến độ của dự án hơn 9 tỷ đô la này sẽ được Báo Thanh tra tìm hiểu, thông tin đến bạn đọc trong thời gian tới.
Theo Văn Thanh/thanhtra.com.vn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…