Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đã lấy mẫu nước, mẫu cá chết bất thường trên sông Mã, gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để xác định nguyên nhân cá chết.
Từ ngày 15 đến 19/3, trên sông Mã đoạn chảy qua địa bàn thị trấn Càng Nàng và xã Ái Thượng, xã Hạ Trung, xã Điền Lư, huyện Bá Thước đã xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng chết hàng loạt của 71 hộ với 114 lồng nuôi, tổng trọng lượng gần 4tấn cá. Ngoài ra, nhiều loại cá, tôm, cua và một số loại thủy sản tự nhiên trên sông cũng bị chết.
Nhận được tin cá chết trên sông Mã, UBND thị trấn đã báo cáo lên UBND huyện Bá Thước, huyện đã cử cán bộ xuống hiện trường ghi nhận thực tế, phối hợp với Sở NNPT& NT tỉnh để làm rõ nguyên nhân.
Sau khi nhận được thông tin về tình hình cá lồng nuôi trên sông Mã bị chết, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản chỉ đạo, cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y xuống địa bàn lấy mẫu nước, mẫu cá gửi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I để phân tích, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây cá chết.
Qua kiểm tra lâm sàng, mổ khám cá nuôi tại khu vực phố 1, Lâm Xa, cho thấy, cá không bị xuất huyết bên ngoài, mang và các cơ quan nội tạng bên trong bình thường, không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường, không ghi nhận dấu hiệu của bệnh tích nào, kiểm tra thực tế môi trường nước, nước có màu đen, không có tảo, thủy sản tự nhiên như cá leo, tôm, cua… cũng bị chết.
Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh, mẫu môi trường nước của các cơ quan chức năng, để kịp thời khắc phục, hạn chế thiệt hại và ổn định sản xuất cho các hộ nuôi, Sở NN& PTNT chỉ đạo UBND huyện Bá Thước tiếp tục thống kê số hộ nuôi bị thiệt hại, thu gom thủy sản chết để tiêu hủy, đồng thời tuyên truyền nhân dân không sử dụng thủy sản chết vớt được chế biến thực phẩm và làm thức ăn chăn nuôi.
Tiếp tục kiểm tra, rà soát các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn huyện, hướng dẫn người nuôi theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày như. Vệ sinh lồng để lưu thông dòng chảy, dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan, khi môi trường nước có biến động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi, cần di chuyển lồng nuôi đến khu vực môi trường nước tốt hơn.
Cán bộ chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi cá lồng trên địa bàn để hỗ trợ người nuôi kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để có biện pháp khắc phục cụ thể.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.