UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức hội nghị gặp gỡ Thanh Hóa - Hàn Quốc.
Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề: Hội tụ nguồn nhân lực, đẩy nhanh phục hồi và phát triển bền vững.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Minh Tuấn , Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Thành công của doanh nghiệp Hàn Quốc cũng là thành công của tỉnh. Tỉnh nhà cam kết luôn đồng hành, là đối tác tin cậy, lâu dài của doanh nghiệp. Tỉnh sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao, hiện đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có 37 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc và Hàn Quốc liên doanh với Nhật Bản đang hoạt động tại Thanh Hóa, chiếm 26,5% tổng số các dự án FDI của tỉnh. Các dự án này có tổng vốn đăng ký đầu tư 1,6 tỉ USD, chiếm 11% tổng vốn dự án đầu tư FDI trên địa bàn của tỉnh. Chính phủ Hàn Quốc đã viện trợ cho tỉnh Thanh Hóa 5 dự án ODA, với tổng nguồn vốn hơn 135 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông và phát triển đô thị.
Trong đó có dự án Nhiệt điện Nghi Sơn II Hàn Quốc liên doanh với Nhật Bản có vốn đầu tư của Hàn Quốc là 1,39 tỉ USD.
Từ năm 2013 đến năm 2017, thông qua các tổ chức phi chính phủ, chính quyền thành phố Seongnam Hàn Quốc kết nghĩa với tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ khoảng 290 nghìn USD để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học tại 5 huyện trên địa bàn tỉnh như: Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa.
Năm 2021, phía Hàn Quốc đã tài trợ 13 dự án, với tổng giá trị 1,841 triệu USD. Các dự án đã đưa vào hoạt động, góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Cũng trong sự kiện này, tỉnh Thanh Hóa đề nghị các nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục giới thiệu với bạn bè, đối tác của mình đầu tư vào địa bàn của tỉnh với các lĩnh vực chế biến, chế tạo công nghệ cao, sản xuất thiết bị điện tử, điện lạnh, linh kiện điện tử, xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử.
Phát biểu tại hội nghị, ngài Park Noh wan, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: Sự kiện ngày hôm nay là sự kiện Chính phủ hai nước chính thức bắt đầu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, do đó, có ý nghĩa vô cùng lớn, hai nước sẽ tổ chức sự kiện chúc mừng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, an ninh, kinh tế, cơ sở hạ tầng, y tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục và trao đổi về phương hướng phát triển nguồn nhân lực mới cho giai đoạn sau này.
Hai nước sẽ tuyên bố tầm nhìn mới về quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thiết lập các phương án cụ thể theo từng lĩnh vực và từng bước triển khai để nâng tầm quan hệ.
Ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh, Hàn Quốc và Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó mà kim ngạch thương mại năm 2021 đạt 80,7 tỉ USD, đây là mức cao nhất trong lịch sử của hai nước. Quy mô đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn đứng hàng đầu ước đạt 74,6 tỉ USD.
Do vậy, tôi tin tưởng rằng, việc đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn mới này sẽ nhanh chóng được thực hiện, sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa trên mọi lĩnh vực của hai nước.
Cũng trong dịp này, đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến đầu tư, phát triển kinh tế, hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn tới. Đồng thời ký các biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư của Hàn Quốc với tỉnh Thanh Hóa.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…