Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 11 năm 2016 | 2:13

Thị trường Mỹ chuộng tôm thẻ chân trắng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu (XK) tôm thẻ chân trắng sang Mỹ chiếm 75% tổng giá trị XK tôm từ Việt Nam; tôm sú chỉ chiếm 22%, tôm biển 3%. Trong giai đoạn này, tôm chân trắng chế biến XK từ Việt Nam sang Mỹ gấp 1,8 lần tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh. Trong khi Mỹ chủ yếu nhập  tôm sú sống/tươi/đông lạnh từ Việt Nam với giá trị XK mặt hàng này gấp 3,4 lần so với tôm sú chế biến.

Chế biến tôm tại nhà máy Út Xi (Trần Đề - Sóc Trăng).

Trước năm 2011, Việt Nam chủ yếu XK tôm chân trắng nguyên liệu đông lạnh sang Mỹ. Từ năm 2011 trở đi, với chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp tập trung đầu tư máy móc hiện đại, nhờ đó, giá trị XK tôm chân trắng chế biến luôn cao hơn so với tôm chân trắng nguyên liệu đông lạnh. Năm 2013, tôm chân trắng lần đầu tiên vượt qua tôm sú về giá trị XK sang Mỹ. Cũng trong năm 2013 đánh dấu ngành tôm nuôi nước lợ phục hồi sản xuất, được mùa, được giá, kiểm soát tốt dịch bệnh EMS và xác định được hướng phát triển rõ ràng, đặc biệt là tôm chân trắng.

Kinh tế suy thoái đã làm thay đổi xu hướng và thói quen tiêu dùng của người Mỹ. Năm 2013, báo cáo thị trường tôm cho thấy, người tiêu dùng nước này đã chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay thế tôm sú và tiếp tục duy trì xu thế này trong những năm sau đó. Năm 2013, Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1 của Việt Nam. Nguồn cung tôm chân trắng từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS, Việt Nam và Ấn Độ trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân trắng của cả 2 nước đều tăng mạnh.

Trong giai đoạn 2013-2015, tỷ trọng tôm chân trắng XK sang Mỹ luôn cao hơn tôm sú. Thời điểm này, giá trị XK tôm chân trắng gấp gần 3 lần so với tôm sú. Trong 10 năm (2006-2015), XK tôm chân trắng đạt mức cao kỷ lục vào năm 2014 với 775,7 triệu USD; chiếm gần 73% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam sang Mỹ.

Mặc dù kết quả cuối cùng thuế chống bán giá trong POR10 khá cao nhưng XK tôm sang Mỹ quý IV/2016 dự kiến chưa bị ảnh hưởng nhiều và vẫn tiếp tục tăng. Kể từ tháng 4/2016, XK tôm sang Mỹ liên tục tăng, tháng sau cao hơn tháng trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2016, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 520,2 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2015.

VASEP cho biết, Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng nhập khẩu tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu dẫn tới giá XK tăng. Mỹ cũng đang tăng nhu cầu nhập khẩu tôm sú trong khi sản lượng thu hoạch tôm sú ở Ấn Độ và Indonesia đều giảm. Thời điểm này, các nhà hàng và các hãng bán lẻ ở Mỹ tung ra các chiến lược quảng cáo, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng.

Thành Công

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top