Dịp Tết năm nay, làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long trầm lắng, hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ.
Hàng năm vào những ngày giáp tết, các làng nghề chế biến cá khô của tỉnh Trà Vinh rất nhộn nhịp, nhà nhà tất bật phơi khô, đóng gói, chuyển hàng đến nơi tiêu thụ. Thế nhưng năm nay, làng nghề trầm lắng vì nguồn nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ.
Chị Nguyễn Thị Đây ở Khóm 1, Thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang cho biết, hơn 10năm nay, cơ sở chế biến cá khô của chị lúc nào cũng có nhân công từ 5 - 6 người làm việc. Trong thời điểm giáp tết, nhân công thường tăng lên từ 6 - 10 người, đôi lúc còn làm không hết việc.
Tuy nhiên, bước vào mùa gió Chướng năm nay, nguồn nguyên liệu từ biển rất khan hiếm, trong khi các loại khô phục vụ tết như cá lóc, cá kèo, sặc rằn …giá quá cao nên không giám đầu tư mua nhiều sợ bị lỗ.
“Giáp tết năm nay gia đình làm ít vì không có nguyên liệu, hoặc có thì giá nguyên liệu cũng quá cao. Còn các loại sản phẩm phục vụ tết như các kèo, cá lò tho, cá ló giá cũng quá cao, chế biến không có lãi nên gia đình cũng không dám làm, phải có người đặt hàng mới làm, không làm ồ ạt sẽ rất dễ bị lỗ”, chị Đây chia sẻ.
Chị Đỗ Thị Kim Oanh, người có hơn 20 năm sống bằng nghề làm thuê đánh vẩy cá khô cho biết, mùa gió Chướng nhiều tàu thuyền khó đánh bắt gây nên khan hiếm nguồn nguyên liệu nên nhiều khi nhân công thiếu việc làm. Tuy vậy, đã gắn bó với công việc này từ nhiều năm nên chị cũng không thể bỏ được công việc này.
Làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long đã tồn tại cách đây hơn 40 năm, với lợi thế về ngư trường rộng lớn cộng với lực lượng đánh bắt gần 90 chiếc tàu lớn nhỏ. Tuy nhiên những năm gần đây, bến cá của làng nghề này đã bị bồi lắng nghiêm trọng, các tàu cá lớn không vào được. Cách đây 5 năm, tỉnh có chủ xây dựng Khu tránh trú bão kết hợp cảng cá Vàm Lầu, cách làng nghề hơn 2 km nhưng khởi động xong rồi để đó.
Ông Nguyễn Văn Đàn, chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang cho biết, để làng nghề được duy trì được việc làm và tiếp tục phát triển, cấp trên cần sớm hoàn thành khu neo đậu Vàm Lầu.
“Tại thị trấn Mỹ Long không có cảng cá, chủ yếu nghe cập bến ở cảng Láng Chim hoặc Long Hữu, huyện Duyên Hải do đó chi phí vận chuyển của các cơ sở chế biến rất tốn kém. Thị trấn cũng đề nghị cấp trên hỗ trợ ngư dân và các hộ sản xuất giải quyết vay vốn để bà con phát triển làng nghề”, ông Đàn đề xuất.
Để Làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long tiếp tục duy trì, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương cần sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng, hỗ trợ vốn mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản xuất. Có như thế mới đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại để làng nghề tiếp tục phát triển./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…