Thịt ‘giá rẻ’ nhập khẩu đang ‘đè’ chăn nuôi trong nước?
Trong khi chăn nuôi trong nước đang ngụp lặn, lao đao thì người chăn nuôi tiếp tục gánh thêm một sức ép lớn từ các loại thịt nhập khẩu.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong quý I/2018, số lượng các loại thịt nhập khẩu về thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 3 tháng đầu năm, lượng trâu bò sống nhập về gần 45.000 nghìn con, thịt trâu bò không xương chỉ 260 tấn, thịt trâu bò có xương trên 9.650 tấn; thịt lợn gần 1.000 tấn và thịt gà trên 31.150 tấn. “Trong số trên, lượng thịt trâu, bò nhập về có cao hơn năm ngoái chút ít, nhưng thịt gia cầm, lợn đã giảm khoảng 12% so cùng kỳ năm ngoái”- ông Vân nói.
Tuy nhiên, việc số lượng thịt nhập về lớn đã tạo sức ép cho chăn nuôi trong nước. Theo các chủ trang trại, giá lợn hơi chỉ mới “hửng” lên trong chục ngày qua ở các miền, với mức 35.000-40.000 đồng/kg. Đây là con số trái ngược với bức tranh ảm đảm những tháng đầu năm nay, đặc biệt là sau dịp Tết.
Bộ NN&PTNT cho biết, giá lợn hơi trên địa bàn cả nước trong 3 tháng đầu năm có xu hướng giảm, phổ biến từ 30.000- 35.000 đồng/kg, sức mua cũng chậm lại. Đặc biệt, tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi chỉ khoảng 27.000 - 32.000 đồng/kg. Mức giá quá thấp, khiến nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã treo chuồng, không còn chăn nuôi lợn.
Ngoài ra, cũng trong quý I, việc nhập khẩu số lượng thịt, đặc biệt là thịt bò từ Mỹ, Úc…với giá “rẻ bất ngờ” khiến nhiều người lo lắng về chất lượng. Giá thịt bò nhập Mỹ bán sỉ theo thùng thời điểm đó chỉ 60.000 -70.000 đồng/kg, tùy từng loại.
Còn giá bán lẻ trên thị trường như thịt ba chỉ bò Mỹ 165.000 đồng/kg, bắp đùi bò Úc 200.000 đồng/kg, vai bò Mỹ 170.000 đồng/kg…Trong khi giá thịt bò trong nước đã 220.000- 250.000 đồng/kg.
Liên quan đến kiểm soát chất lượng thịt nhập khẩu, ông Đàm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: Các loại thịt nhập khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ theo Luật thú y, Thông tư 25/2016 về kiểm dịch và Thông tư 25/2010 về an toàn thực phẩm.
“Theo quy định, các nhà máy giết mổ của nước ngoài, muốn xuất khẩu sang Việt Nam phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận, sau khi đã kiểm tra các điều kiện thực tế”- ông Thành nói.
Theo ông Thành, tất cả lô thịt khi nhập về phải lưu ở cửa khẩu, kiểm tra 100% về tên hàng, nhãn mác, hạn sử dụng và kiểm tra về lý hóa. Nếu không đạt sẽ phạt tiền, bắt tái xuất hoạc tiêu hủy.
Về thông tin người tiêu dùng nghi ngại thịt gần hết hạn sử dụng, thậm chí đã hết hạn sử dụng mới có giá rẻ? Ông Thành cho biết: “Qua thông tin cửa khẩu bị nhập về, chưa có lô hàng nào cận date hoặc hết date. Những lô hàng kiểu này về sẽ bị xử phạt nặng”.
Lãnh đạo Cục Thú y cũng cho rằng, sở dĩ một số sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam có giá rẻ có thể người tiêu dùng Mỹ, Úc không thích, như: nạm bò, ba chỉ bò, cánh gà, đùi gà…trong khi, đó là những món “khoái khẩu” ở Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2017, Việt Nam đã chi trên 520 triệu USD để nhập khẩu các loại thịt. Trong đó, nhập khẩu 6.500 tấn thịt lợn các loại (gần 11,1 triệu USD), hơn 81,4 ngàn tấn thịt gia cầm (75,7 triệu USD) và trên 262.300 con trâu bò sống (294 triệu USD); khối lượng nhập khẩu các loại thịt khác đạt gần 41,5 ngàn tấn (chủ yếu là thịt trâu bò có xương) với kim ngạch khẩu trên 145 triệu USD.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.